Câu 6: Lý luận về giá trị của D.Ricardo?
Trả lời
Lý luận về giá trị:
Lý luận giá trị chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quan điểm của D.Ricardo. Ông định nghĩa giá trị hàng hóa như sau: "giá trị của hàng hóa hay số lượng của một hàng hóa nào khác mà hàng hóa đó trao đổi, là do số lượng lao động tương đối, càn thiết đẻ sản xuất ra hàng hóa đó quyết định, chứ không phải do khoản thưởng lớn hay nhỏ trả cho lao động đó quyết định".
Cũng như A.smith, D.ricardo đã phân biệt rõ hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Ông bác bỏ lý luận giá trị sử dụng quyết định giá trị hàng hóa. Ông đã chứng minh rằng các nhân tố tự nhiên giúp con người tạo nên giá trị sử dụng nhưng không nên thêm một phần tử gì vào giá trị hàng hóa cả. Ông có ý kiến kiệt xuất rằng: "tính hữu ích không phải là thước đo giá trị trao đổi, mặc dù hàng hóa rất cần thiết giá trị này". " Giá trị khác xa với của cải, giá trị không tùy thuộc vào việc có nhiều hay ít của cải, mà tùy thuộc vào điều kiện sản xuất khó khăn hay thuận lợi". Theo ông sở dĩ có nhiều lầm lẫn trong khoa kinh tế chính trị là do người ta coi "sự tăng của cải và tăng giá trị là một", là do người ta quên rằng thước đo giá trị chưa phải là thước đo của của cải vì của cải không phụ thuộc vào giá trị. Theo ông giá trị trao đổi hàng hóa được quy định bởi lượng lao động chứa đựng trong hàng hóa, lượng lao động đó tỷ lệ thuận với lao động tạo ra hàng hóa "tính hữu ích không tăng cùng nhịp độ với tăng giá trị" "tính hữu ích là cần thiết vì vật không có ích, nó không có được giá trị trao đổi".
D.ricardo cho rằng hàng hóa hữu ích sở dĩ có giá trị trao đổi là do 2 nguyên nhân:
- Tính chất khan hiếm.
- Lựợng lao động cần thiết để sản xuất ra chúng.
Như vậy là ông đã nhận thức được giá trị trao đổi được quyết định bởi lượng lao động đồng nhất của con người, chứ không phải là lượng lao động hao phí cá biệt. Về điểm này ông là người đầu tiên đã phân biệt được lao động cá biệt và lao động xã hội. Nhưng nhầm lẫn của ông là cho rằng giá trị hàng hóa được diều tiết bởi lượng lao động lớn nhất hao phí trong điều kiện xấu (K.marx xác định trong điều kiện trung bình).
D.Ricardo phân biệt giá cả tự nhiên và giá cả thị trường. Ông cho rằng không có một hàng hóa nào mà giá cả không bị ảnh hưởng của biến động ngẫu nhiên hay tạm thời. Nhưng nguyện vọng của mỗi nhà tư bản muốn rút vốn mình ra khỏi một công việc kinh doanh lãi ít và đầu tư vào một công việc kinh doanh có lãi hơn, nguyện vọng đó không cho phép giá cả thị trường của các hàng hóa dừng lâu ở một mức nào đó cao hơn nhiều hay thấp hơn nhiều so với giá cả tự nhiên của chúng.
Đề cập đến vấn đề tăng giá cả, D.Ricardo viết rằng việc tăng giá cả lên có thể là một nhân tố điều tiết một lượng cung không đủ so với một lượng cầu đang phát triển, điều tiết việc tiền tệ sụt giá, việc đánh thuế vào những vật phẩm thiết yếu, ông đã cố gắng tìm hiểu sự vận động của giá cả. Theo ông giá cả không phải do cung cầu quyết định, quyết định mức giá ở trong tay những người sản xuất, cung cầu chỉ ảnh hưởng đến giá cả. Ông viết: "cái có tính chất điều tiết giá trị là hao phí lao động sản xuất, không phải quan hệ cung cầu và tâm trạng người mua ". D.ricardo nói rõ hơn chỉ khi nào không có cạnh tranh thì tỉ lệ trao đổi có thể do "nhu cầu của người ta và do sự đánh giá tương đối của người ta đối với hàng hóa". Còn trong điều kiện cạnh tranh thì giá cả "rốt cuộc sẽ do cạnh tranh giữa những người bán điều tiết".
D.Ricardo đã chứng minh một cách tài tình rằng, giá trị hàng hóa giảm khi năn suất lao động tăng lên, ông gạt bỏ sai lầm của A.smith cho rằng lao động trong nông nghiệp có năng suất cao hơn và cho rằng sự tăng lên của của cải đi kèm với giá trị của nó giảm.
D.Ricardo đã trình bày lí luận của mình từ việc phê phán A.smith. Ông đã gạt bỏ tính không triệt để. không nhất quán về cách xác định giá trị của A.smith (giá trị = lao động mua được). D.Ricardo kiên định với quan điểm: lao động là nguồn gốc giá trị, công lao to lớn của ông là đã dứng trên quan điểm đó để xây dựng lí luận khoa học của mình. Đồng thời ông cũng phê phán A.smith cho rằng giá trị là do các nguồn gốc thu nhập hợp thành. theo ông giá trị hàng hóa không phải do các nguồn thu nhạp hợp thành, mà ngược lại được phân thành các nguồn thu nhập.
Về cơ cấu giá trị hàng hóa, ông cũng có ý kiến khác với sai lầm giáo điều của A.smith bỏ C ra ngoài giá trị hàng hóa. D.Ricardo cho rằng: giá trị hàng hóa không chỉ do lao động tực tiép tạo ra mà còn là do lao động cần thiết trước đó nữa như máy móc, nhà xưởng.
Mặt hạn chế trong lý luận giá trị của D.Ricardo là ở chỗ ông chưa vượt qua được cái cửa ải là không nận được tính 2 mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Mặc dù ông và A.smith biết rằng lao động tạo ra giá trị là một thứ lao động không kể hình thái của nó (cảm nhận gần đến nhà không biết được).
Khác với A.Smith, D.Ricardo cho rằng quy luật giá trị vẫn hoạt động trong CNTB (đúng), nhưng hoạt động như thế nào ông không chứng minh được, vì ông không thể giải quyết được vấn đề giá cả sản xuất, ông đã đồng nhất hóa giá trị và giá cả sản xuất. Ông cũng chưa hiểu được giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị. D.Ricardo và nói chung và các nhà kinh tế học tư sản chỉ chú ý phân tích mặt lượng giá trị, ít chú ý đến mặt chất và hoàn toàn không phân tích hình thái giá trị. Đây là một tong những nhược điểm chủ yếu của kinh tế chính trị cổ điển tư sản, khuyết điểm này là do thiếu quan điểm lịch sử, xem xét tiền tệ, tư bản là hình thái tự nhiên vĩnh viễn.
Tóm lại D.Ricardo dã đứng vững trên cơ sớ lý luận giá trị lao động. K.Marx đánh giá "D.Ricardo đã kết cấu toàn bộ khoa học kinh tế chính trị bằng một nguyên lý thống nhất, nguyên lý chủ yếu quyết định của ông là thời gian lao động quyết định giá trị".