Kinh Vien Giac Giang giai

304 0 0
                                    

LỜI GIỚI THIỆU

Quyển Kinh Viên Giác tôi giảng khá lâu rồi, nay được Tăng Ni chép lại trình lên tôi duyệt qua. Đọc lại quyển Kinh Viên Giác, tôi thấy đây là con mắt của người tu Thiền. Người tu Thiền không đọc kỹ kinh Viên Giác khó thấy được cội gốc mê lầm. Cội gốc mê lầm không biết thì làm sao ngộ được tánh Viên giác.

Hơn nữa kinh Viên Giác chỉ rõ cho chúng ta thấy nguồn cội luân hồi từ ái ngã, ái mạng, ái dục mà ra. Không phá được ái ngã, ái mạng, ái dục thì làm sao thoát khỏi sanh tử.

Người tu Thiền sở dĩ lạc vào đường tà là vì còn mong cầu được chứng, được đắc. Đã có chứng đắc là còn bản ngã, còn bản ngã thì còn sanh tử, cao thì được sanh các cõi trên, thấp thì sanh các cõi dưới. Cho đến còn kiến còn giác vẫn chưa đạt tánh Viên giác Như Lai.

Thế nên người tu Thiền cần phải nghiền ngẫm kỹ quyển Kinh Viên Giác. Thấu suốt Kinh Viên Giác, người tu Thiền khỏi sợ lạc lầm. Đồng thời chúng ta tu được kết quả tròn đầy tánh Viên giác.

Viết tại Thiền viện Trúc Lâm

Cuối mùa thu năm Canh Thìn (2000 DL)

THÍCH THANH TỪ

KINH VIÊN GIÁC

GIẢNG GIẢI

A. LƯỢC KHẢO

Kinh Viên Giác nói đủ là “Đại Phương Quảng Viên Giác Tu-đa-la Liễu Nghĩa”. Tên kinh rất dài, nhưng gần đây chúng ta thường đọc gọn là Viên Giác. Kinh này nguyên văn chữ Phạn, khi truyền sang Trung Hoa được dịch ra chữ Hán.

I. PHIÊN DỊCH PHẠN - HÁN

1. Ngài La-hầu-mặc-kiện dịch tại đạo tràng Bảo Vân ở Đàm Châu, đời Đường niên hiệu Trinh Quán thứ hai mươi mốt (647), nhằm ngày 15 tháng 7 năm Đinh Mùi. Thuyết này căn cứ theo Viên Giác Đại Sớ của ngài Khuê Phong.

2. Ngài Phật-đà-đa-la (Buddhatràta) Trung Hoa dịch là Giác Cứu, người Kế Tân (Yết-thấp-di-la) Bắc Ấn, dịch tại chùa Bạch Mã ở Đông Đô, đời Đường niên hiệu Trường Thọ thứ hai (693). Bấy giờ Võ Tắc Thiên đổi nhà Đường thành nhà Chu.

Trong hai bản dịch thì bản dịch của ngài Phật-đà-đa-la được phổ biến, còn bản dịch của ngài La-hầu-mặc-kiện chỉ thấy ngài Khuê Phong nêu lên trong Viên Giác Đại Sớ, ít phổ biến.

II. CHÚ GIẢI

Theo Đại sư Thái Hư thì kinh Viên Giác được chú giải rất nhiều. Các tông phái ở Trung Hoa thời bấy giờ đều có chú giải, phần lớn là Thiền tông và Hoa Nghiêm tông.

Đời Đường có các ngài: ngài Duy Phát, ngài Đạo Tuyên, ngài Khuê Phong. Ngài Khuê Phong chú giải thành hai bản, một bản đề Lược Sớ, một bản đề Đại Sớ…

Đến đời Nam Tống có ngài Nguyên Túy làm Tập Chú. Trong bản này gom hết lời chú giải của những nhà chú giải trước thành một tập.

Gần đây, Đại sư Thái Hư giảng giải đề tựa là Viên Giác Lược Thích.

III. DỊCH HÁN - VIỆT

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 29, 2011 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Kinh Vien Giac Giang giaiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ