Bài viết

9.9K 228 28
                                    







Thiên nhiên vốn là một đề tài muôn thuở trong thơ ca, bởi khung cảnh núi non trùng điệp, sông xanh nước biếc chưa bao giờ thôi mê đắm tâm hồn người nghệ sĩ. Nhà văn, nhà thơ nào cũng ấp ủ trong mình một trái tim yêu thiên nhiên tha thiết, xưa như thế và nay vẫn vậy. Họ cảm nhận thiên nhiên bằng các giác quan trên cơ thể, vào từng khoảng không gian, thời gian khác nhau...Có khi họ say cảnh vào một ngày xuân ấm áp, đôi lúc họ thả lòng vào một cơn gió chiều thu... Còn mùa hè với cái nắng chói chan, cái nóng gay gắt lại không mấy được ưa chuộng trên ngòi bút của người thi sĩ, song cái không mấy ưa chuộng đó lại không bao gồm Nguyễn Trãi. Bài thơ số 43 trong chùm thơ Bảo Kính cảnh giới chính là một minh chứng. Một ngày hè tuyệt đẹp hiện lên thật vi diệu dưới ngòi bút của Ức Trai tiên sinh. Bởi không những võ mà cả văn của ông, tất cả đều là võ khí, đều mạnh như vũ bão và sắc như gươm đao...chẳng trách Nguyễn Trãi lại họa nên được một bức tranh ngày hè rực rỡ và sống động đến thế.

            Bài thơ số 43 thuộc chùm thơ "Bảo kính cảnh giới" hay còn có tên là Cảnh ngày hè được Nguyễn Trãi chấp bút trong những tháng ngày từ quan về ở ẩn ở Côn Sơn. Những tháng ngày an nhàn, thảnh thơi đó được cô đọng trong sáu chữ đầu của bài thơ:

"Rồi hóng mát thuở ngày trường"

      Nhịp 1\2\3 sao lại nhẹ nhàng và chậm rãi đến thế. "Rồi" được ngắt riêng ra làm một nhịp, "rồi" là một từ cổ tức rãnh rỗi, đây là cảm nhận về thời gian của một con người lúc rỗi rãi, về hưu. Ức Trai bỏ lại thế sự, để trở về với chốn lâm tuyền, giữ trọn tâm hồn một màu thanh thản. Người xưa có câu: "Thời gian là vàng bạc", dành cả "ngày trường" chỉ để hóng mát, ngắm cảnh có thế mới thấy được trong trái tim người anh hùng Nguyễn Trãi luôn chất chứa một tình yêu thiên nhiên tha thiết đến mực nào. Chẳng phải mùa hè trong thực tế luôn nóng bức, oi ả, với cái nắng như thiêu như đốt, song sao mùa hè trong thơ Nguyễn Trãi lại vẻ như mát mẻ đến lại kì, từ "hóng mát" đã bộc lộ trọn vẹn điều đó. Chỉ với hai chữ giản đơn, Ức Trai đã đánh tan ấn tượng về một ngày hè đầy nóng nực, bực bội trong lòng độc giả, thay vào đó là một thứ vô cùng mát mẻ với sức sống căn tràn không bao giờ vơi cạn. Thoạt nghe câu thơ thực mang một vẻ nhàn nhã, ung dung nhưng dứt câu bằng một thanh bằng lại khiến cho lòng người dậy nên một nỗi buồn miên man khó tả. Liệu đây có thật sự là cái an nhàn, sung sướng, thảnh thơi hay chính là một tiếng thở dài khe khẽ bật ra từ tâm hồn người thi sĩ? Năm 1428, sau khi quét sạch giặc thù, Nguyễn Trãi hăm hở bắt tay vào xây dựng đất nước, nhưng ở đời mấy ai học được chữ "ngờ",  ông bị nghi oan, bị bắt giam, sau tuy được tha tội nhưng lại không còn được tin cậy và trọng dụng như trước. Ông buồn bã thoái ẩn về Côn Sơn quê nhà, từ đó trong cuộc đời đầy bận bịu của ông mới có được những khoảng thời gian rỗi rãi để đọc sách, ngắm cảnh, làm thơ. Hỡi ôi đây là cái hoàn cảnh bất đắc dĩ mà người quân tử phải chịu, có khát khao, hoài bão lớn lao cũng phải chôn vùi. Muốn giữ cho tâm hồn mình trong sạch, muốn quên đi hoàng cảnh thực tại đáng buồn, ông chỉ còn biết lấy cảnh làm vui và thiên nhiên cũng chẳng thể từ chối ông về điều đó:

"Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Phân tích "Cảnh ngày hè"Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ