Kính thưa quý khách, vừa rồi quý khách vừa được chiêm ngưỡng hồ Lưu Khiêm với Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ - nơi mà khi còn sống vua thường tới dạo chơi, ngắm cảnh, ngâm thơ. Bây giờ, tôi sẽ giới thiệu với quý khách khu vực quan trọng nhất của một lăng vua, đó là khu mộ của vua. Xin mời quý khách đi hướng này.
Xin mời quý khách tập trung lại gần đây cho khỏi nắng. Và để tiện theo dõi, trước tiên tôi xin được giới thiệu khu vực mộ của vua có các công trình bao gồm: Sân chầu, Bi Đình, hai trụ biểu, hồ Tiểu Khiêm và Bửu Thành. Chúng ta sẽ lần lượt đi tham quan từng công trình thứ tự kể trên.
Đầu tiên là SânChầu- chính là khoảng sân mà chúng ta mới vừa đi qua. Xin mời quý khách nhìnlại phía kia. Sân Chầu là công trình có thể bắt gặp trong tất cả các lăng mộcủa các vị vua triều Nguyễn. Đó là một khoảng sân rộng, hai bên có hai hàngquan văn võ và voi ngựa đứng trong tư thế xếp hàng để đợi lệnh vua. Điều nàybắt nguồn từ một quan niệm rằng, sau khi qua đời, vua vẫn tiếp tục làm vua ởmột thế giới khác, vẫn trị vì và có quan lại theo hầu. Chính vì vậy, khi xâylăng mộ cho một vị vua, người ta muốn tái hiện lại khung cảnh như khi vua cònsống, với một niềm tin rằng ở thế giới bên kia, vua vẫn thiết triều và được báquan văn võ hầu hạ. Và phía trước mặt quý khách là những bức tượng đá được tạchình các vị quan văn võ và voi ngựa đứng thành hai hàng để chầu vua. Dường nhưhọ vẫn đang đứng đợi lệnh vua một cách trung thành ở một thế giới tâm linh nàokhác. Nhìn vào trang phục của các bức tượng, chúng ta có phân biệt quan văn vàquan võ như sau: người cầm thanh kiếm là quan võ, người có vạt áo dài hơnở phần tay và cầm thẻ bài là quan văn. Nếu như ở Đại Nội, các tượng quan văn võở sân Bái Đình được sắp xếp theo trật tự "Tả Văn Hữu Võ" thì ở đây cũng như cáclăng tẩm khác, tượng được xếp theo trật tự "Thượng Văn Hạ Võ"- tính từ vị trícủa vua nhìn xuống, thì quan đứng trước phải là quan văn, và sau đó mới đếnquan võ. Căn cứ vào vị trí đứng luôn được ưu tiên hơn của quan văn, chúng ta cóthể thấy được một quan niệm trọng quan văn dưới thời phong kiến lúc bấy giờ. Nếu quý khách tinh ý sẽ thấy rằng các bức tượng này có kích thước rất khiêm tốn, điều này cũng không phải ngẫu nhiên. Người ta cho rằng, lúc sinh thời, vua Tự Đức chỉ cao 1m53, chính vì thế mà các tượng quan không được phép xây cao hơn vua. Ngoài ra, còn có một giả thuyết nữa, đó là người ta quan niệm khi chết đi, hình hài con người sẽ thu nhỏ lại, và đó cũng có thể là một lí do nữa giải thích vì sao các bức tượng kia lại nhỏ như vậy. Cùng với những di vật may mắn còn lại sau chiến tranh, những bức tượng như thế này trong các di tích lịch sử cũng là một trong những minh chứng quý giá giúp người đời sau hiểu thêm về trang phục của quan lại triều đình dưới triều Nguyễn. Triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Bây giờ xin mờiquý khách quay sang phía bên này, xin được giới thiệu với quý khách công trìnhnày được gọi là Bi Đình, bên trong có tấm bia đá lớn nhất Việt Nam, cao 5m vànặng 20 tấn. Tấm bia này được mang về từ Thanh Hóa, là một vùng đất sản xuấtgạch đẹp và cũng là nơi phát tích của dòng họ Nguyễn danh giá. Trên bia có khắcbài Khiêm Cung Kí do chính vua Tự Đức viết nên. Ông viết bài này thay cho bài"Thánh Đức Thần Công" mà lẽ ra, như trong các lăng tẩm khác, phải do vịvua kế vị viết nên để ca ngợi công đức của vua cha. Bất hạnh thay cho vua TựĐức không có con nối dõi, tự biết cảnh ngộ của mình, nên vua đã ngậm ngùi tựxây cho mình tấm bia này và viết bài Khiêm Cung Kí dài 4935 chữ để tự thuật vềcuộc đời của mình từ lúc còn bé, đến khi được vua cha là Thiệu Trị nhường ngôivà trong suốt 36 năm trị vì, cùng những thăng trầm của triều đại, vua Tự Đức đãtự kể công và luận tội của mình trước lịch sử. Qua bài kí chúng ta sẽ được hiểurõ hơn về cuộc đời của một vị vua tài hoa nhưng gặp phải nhiều bất hạnh này.
BẠN ĐANG ĐỌC
Bài thuyết minh Lăng Tự Đức
Diversostrong quá trình thu thập thông tin còn nhiều sai sót, kính mong quý độc giả góp ý cũng như tạo điều kiện để tìm ra những kiến thức còn giới hạn trong bài.