Chủ nghĩa mác là gì?
Là hệ thống học thuyết về triết học, lịch sử kinh tế chính trị dựa trên các tác phẩm của c.Mac và Ph.Angghen.
CÁC GĐ HÌNH THÀNH: Bắt đầu từ những năm 1842 1843 đến những năm 1847 1848 thể hiện sự phê phán đối với những lí luận cũ và xd hệ thống quan điểm mới của mình. Từ những năm 1849 1895 là qt ông phát triển sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn các quan điểm mới của mình. Trên cơ sở thực tiễn của thời đại m và ă nghiên cứu trạng thái của nhân loại từ cổ đại đến xã hội đương thời để từng bước cũng cố bổ sung và hoàn thiện quan điểm của mình.
VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC:Theo Ăng-ghen, “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học.
– Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:
+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, giữa vật chất và ý thức cái nào là tính thứ nhất, cái nào là tính thứ hai. Có hai cách trả lời khác nhau dẫn đến hình thành hai khuynh hướng triết học đối lập nhau:Những quan điểm triết học cho vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai hợp thành chủ nghĩa duy vật. Trong lịch sử tư tưởng triết học có ba hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật: Chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ cổ đại; Chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế kỷ XVII – XVIII; Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Ngược lại, những quan điểm triết học cho ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai, hợp thành chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm lại được thể hiện qua hai trào lưu chính: Chủ nghĩa duy tâm khách quan (Platon, Hêghen…) và chủ nghĩa duy tâm chủ quan (Beccli, Hium…)
Bạn đã nắm vững kiến thức: Định nghĩa vật chất của Lênin+ Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? (Ý thức có thể phản ánh được vật chất hay không, tư duy có thể phản ánh được tồn tại hay không?). Mặt này còn được gọi là mặt nhận thức.
VÌ SAO GỌI LÀ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC: là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học.
VẬT CHẤT LÀ GÌ? ... (trong screenshot)
Ý THỨC LÀ GÌ?
– Ý thức là sự phản ánh mang tính năng động và sáng tạo của hiện thực khách quan vào óc người. Ý thức tuỳ phục thuộc vào năng lực phản ánh của chủ thể, tâm trạng của chủ thể phản ánh và mục đích phản ánh.– Ý thức có nguồn gốc tự nhiên và xã hội:
+ Nguồn gốc tự nhiên:Ý thức là đỉnh cao trong sự tiến hoá một loại thuộc tính chung mà mọi dạng vật chất đều có là thuộc tính phản ánh.
Phản ánh là khái niệm dùng để chỉ khả năng và năng lực thực tế của hệ thống vật chất này có thể tái tạo được một số đặc điểm, thuộc tính của hệ thống vật chất khác khi chúng tác động qua lại với nhau.
+ Nguồn gốc xã hội: