Câu 26. Trình bày khái niệm và quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ? Liên hệ thực tế tình hình cung ứng dịch vụ thanh toán này của các NHTM Việt Nam?
* Khái niệm: Là sự thỏa thuận, dù được gọi hoặc mô tả như thế nào, theo đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu mở L/C) hay đại diện cho chính ngân hàng đó:
- Thanh toán cho, hoặc theo lệnh của người thứ ba (người hưởng lợi) hoặc phải chấp nhận và trả tiền các hối phiếu do người hưởng lợi ký phát. Hoặc
- Ủy quyền cho một ngân hàng khác tiến hành thanh toán như thế, hoặc chấp nhận và trả tiền các hối phiếu như thế. Hoặc
- Ủy quyền cho một ngân hàng khác chiết khấu khi các chứng từ quy định được xuất trình đúng với mọi điều khoản và điều kiện của L/C
Như vậy, tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán, theo đó một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của một khách hàng (người đề nghị mở thư tín dụng) trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi), hoặc chấp nhận hối phiếu do người xuất khẩu ký phát trong thời gian quy định và trong phạm vi số tiền của L/C khi người xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng.
* Quy trình:
1. Người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tín dụng gửi tới ngân hàng mở L/C, yêu cầu ngân hàng này mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng.
2. Căn cứ vào đơn xin mở L/C, ngân hàng mở L/C sẽ phát hành một L/C (bằng điện Telex, Swift hoặc bằng thư) và chuyển cho ngân hàng thông báo L/C
3. Thông báo L/C.
Khi nhận được L/C từ ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo phải xác minh tính chân thực bề ngoài của L/C, sau đó chuyển nguyên văn bức điện mở L/C và bản xác báo bằng điện của mình về L/C đó cho người xuất khẩu. Ngân hàng thông báo được thu phí thông báo (ai là người trả phí này cho ngân hàng thông báo đã ghi rõ trong L/C)
4. Giao hàng
Sau khi nhận được L/C, người xuất khẩu sẽ phải kiểm tra những nội dung đã ghi trong L/C, đối chiếu với các thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương. Nếu:
- Các nội dung trong L/C phù hợp với hợp đồng đã ký thì tiến hành giao hàng
- Nếu có nội dung nào cần sửa đổi, hoặc bổ sung thì phải điện thông báo những nội dung đó cho người nhập khẩu. Nếu người nhập khẩu điện trả lời đồng ý (qua ngân hàng mở L/C) thì những nội dung sửa đổi, bổ sung mới có hiệu lực thi hành. Người xuất khẩu thực hiện việc giao hàng theo đúng các điều kiện ghi L/C
5. Người xuất khẩu nộp bộ chứng từ thanh toán tại ngân hàng
Sau khi đã giao hàng, người xuất khẩu phải hoàn tất bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C xuất trình cho ngân hàng mở L/C, thông qua ngân hàng thông báo xin thanh toán.
6. Ngân hàng mở L/C kiểm tra toàn bộ chứng từ thanh toán để quyết định việc trả tiền (chấp nhận trả tiền) hoặc từ chối trả tiền (từ chối chấp nhận trả tiền)
Ngân hàng mở L/C (hoặc là ngân hàng thông báo, nếu được ngân hàng mở L/C ủy quyền) kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu bộ chứng từ phù hợp với các quy định trong L/C thì tiến hành trả tiền cho người xuất khẩu, hoặc chấp nhận hối phiếu (đối với hối phiếu có kỳ hạn). Nếu thấy chứng từ không phù hợp, ngân hàng từ chối thanh toán (hoặc từ chối chấp nhận hối phiếu) và thông báo cho các bên liên quan để giải quyết. Việc chuyển trả tiền có thể thực hiện bằng thư, hoặc bằng điện tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.
7. Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu với điều kiện người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền.
8. Người nhập khẩu kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì hoàn trả tiền cho ngân hàng mở L/C, nhận chứng từ để đi nhận hàng, nếu phát hiện thấy có sai sót so với quy định của L/C thì có quyền từ chối trả tiền. Khi đó trách nhiệm thuộc về ngân hàng mở L/C.
BẠN ĐANG ĐỌC