Khám và chẩn đoán khó thở (Yduocvn.com) - Rối loạn nhịp thở (nhanh, chậm hoặc không đều): chủ yếu do hệ thống thần kinh chi phối. Đây là một vấn đề không những thường có ở lâm sàng nội khoa mà khi còn là một vấn đề để cấp cứu (khó thở cấp) có nhiều nguyên nhân khác nhau
CÁCH KHÁM VÀ CHẨN ĐOÁN KHÓ THỞ.
Dưới danh từ khó thở, chúng ta cần quan niệm hai trường hợp:
1. Cản trở cơ giới cho sự lưu thông không khí trong hệ thống hô hấp do chướng ngại vật, do tổn thương của hệ thống này.
2. Rối loạn nhịp thở (nhanh, chậm hoặc không đều): chủ yếu do hệ thống thần kinh chi phối.
Đây là một vấn đề không những thường có ở lâm sàng nội khoa mà khi còn là một vấn đề để cấp cứu (khó thở cấp) có nhiều nguyên nhân khác nhau và tuỳ theo mỗi nguyên nhân mà thái độ xử trí cấp cứu khác hẳn nhau. Một số các nguyên nhân khó thở cấp có thể chẩn đoán được dễ dàng bằng lâm sàng để có một cách xử trí thích ứng ngay và có giá trị thay đổi hẳn tiên lượng bệnh nếu áp dụng kịp thời. Để có được một chẩn đoán lâm sàng đúng đắn đó, việc khám một người bệnh khó thở cần được tiến hành theo một trình tự nhất định.
Cách khám một người bệnh khó thở
Chẩn đoán nguyên nhân
CÁCH KHÁM MỘT NGỪƠI BỆNH KHÓ THỞ.
Cần nhận định:
I. TÍNH CHẤT CỦA KHÓ THỞ.
1. Cách xuất hiện: đột ngột hay dần dần.
- Đột ngột như trong tràn khí màng phổi, phù phổi cấp, hoặc cơn hen phế quản.
- Dần dần, nghĩa là khó thở đã có 2-3 ngày nhưng lúc đầu còn ít, sau bệnh càng tiến triển, khó thở tăng dần đến mức khó thở nhiều và là lý do để đưa người bệnh đến bệnh viện như trong suy tim phải, viêm phế quản phổi tràn dịch màng phổi lao…
2. Lần đầu tiên hay đã tái phát nhiều lần: một ví dụ điển hình của khó thở đã tái phát nhiều lần là cơn hen phế quản.
3. Hoàn cảnh xuất hiện cơn khó thở:
- Khi gắng sức, như trong: suy tim, khí phế thủng.
- Khi thay đổi thời tiết hay khi gặp phải chất sinh dị ứng, như trong khó thở do hen phế quản.
- Trong một số bệnh cảnh nhiểm khuẩn, như khó thở do viêm phế quản phổi, do lao kê, do viêm thanh quản, bạch hầu.
4. Khó thở ở thì não:
- Khó thở ra như trong hen phế quản.
- Khó thở vào như trong khó thở thanh quản, tràn khí hay tràn dịch màng phổi.
II. MỨC ĐỘ KHÓ THỞ.
Có thể đánh giá mức độ nhiều hay ít của khó thở dựa vào:
1. Vẻ mặt bề ngoài của người bệnh: ngơ ngác, lo sợ có khi đổ mồ hôi.
2. Tư thế của người bệnh: nhiều khi người bệnh không nằm được phải: