1

18 0 0
                                    

Câu hỏi 2. Sự khác nhau tương đối và sự thống nhất giữa ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin?

Đáp.Câu trả lời có hai ý lớn

1) Sự khác nhau tương đối giữa triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học với tư cách là ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện ở chỗ chủ nghĩa xã hội khoa học không nghiên cứu những quy luật xã hội tác động trong tất cả hoặc trong nhiều hình thái kinh tế-xã hội như chủ nghĩa duy vật lịch sử, mà chỉ nghiên cứu các quy luật đặc thù của sự hình thành, phát triển của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội khoa học cũng không nghiên cứu các quan hệ kinh tế như kinh tế chính trị, mà chỉ nghiên cứu các quan hệ chính trị-xã hội của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. 

2) Sự thống nhất tương đối giữa triết học, kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học với tư cách là ba bộ phận lý luận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin thể hiện ở quan niệm duy vật về lịch sử mà tư tưởng chính của nó là do sự phát triển khách quan của lực lượng sản xuất nên từ một hình thái kinh tế-xã hội này nảy sinh ra một hình thái kinh tế-xã hội khác tiến bộ hơn và chính quan niệm như thế đã thay thế sự lộn xộn, tùy tiện trong các quan niệm về xã hội trong các học thuyết triết học trước đó; thể hiện ở việc C. Mác và Ph.Ăngghen vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật vào việc nghiên cứu kinh tế, từ đó sáng tạo ra học thuyết giá trị thặng dư để nhận thức chính xác sự xuất hiện, phát triển và diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Đến lượt mình, học thuyết giá trị thặng dư cùng với quan niệm duy vật về lịch sử đã đưa sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học.

Câu hỏi 3. Những điều kiện, tiền đề của sự ra đời chủ nghĩa Mác?

Đáp. Câu trả lời có ba ý lớn

1) Điều kiện kinh tế-xã hội 

a) Vào cuối thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện và lan rộng ra các nước tây Âu tiên tiến không những làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trở thành hệ thống kinh tế thống trị, tính hơn hẳn của chế độ tư bản so với chế độ phong kiến thể hiện rõ nét, mà còn làm thay đổi sâu sắc cục diện xã hội mà trước hết là sự hình thành và phát triển của giai cấp vô sản. 

b) Đồng thời với sự phát triển đó, mâu thuẫn vốn có, nội tại nằm trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng thể hiện sâu sắc và gay gắt hơn. Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản, vốn mang tính đối kháng, đã biểu hiện thành đấu tranh giai cấp. Giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách mạng trong xã hội. 

c) Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, giai cấp vô sản đã xuất hiện với tư cách là một lực lượng chính trị-xã hội độc lập và đã ý thức được những lợi ích cơ bản của mình để tiến hành đấu tranh tự giác chống giai cấp tư sản. 

2) Tiền đề lý luận

a)C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phép biện chứng duy tâm và tư tưởng duy vật về những vấn đề cơ bản của triết học để xây dựng nên phép biện chứng duy vật và mở rộng nhận thức sang cả xã hội loài người, làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên hoàn bị và triệt để. 

You've reached the end of published parts.

⏰ Last updated: Jan 08, 2014 ⏰

Add this story to your Library to get notified about new parts!

1Where stories live. Discover now