1.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau.
VD: gạo để nấu cơm, vải để may quần áo,...
Đặc điểm: Hàng hóa là hình thức biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội tư bản.
Hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sx tư bản chủ nghĩa.
Phân tích hàng hóa là phân tích giá trị - ptich cái cơ sở của tất cả các phạm trùchính trị kinh tế học của phương thức sx tư bản chủ nghĩa. Nếu ko có sự phân tích này sẽ ko thể hiểu đc, ko thể phân tích đcgiá trị thặng dư là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa tư bản,và nhg phạm trù khác như lợi nhuận, lợi tức, địa tô...
2. 2 thuộc tính của hàng hóa:
Giá trị sử dụng: là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của
con người.
VD: cơm để ăn, xe đạp để đi, máy móc, nguyên, nhiên vật liệu để sản xuất...
Đặc điểm: Một vật có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau do đó có thể có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau.
Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quy định. Như vậy GTSD là một phạm trù vĩnh viễn.
Giá trị SD chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, ko kể hình thức xã hội của của cải đó ntn.
Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiêt phải có giá trị sử dụng nhg ko phái vật gì có giá trị sử dụng thì đều là hàng hóa. Như vậy để trở thành hàng hóa thì vật đó phải có giá trị trao đổi, nói cách khác, trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.
Giá trị hàng hóa:
Giá trị trao đổi: là quan hệ tỷ lệ về lượng mà giá trị sử dụng này trao đổi với giá trị sử dụng khác.
Khi hai sản phẩm khác nhau (vải và thóc) có thể trao đổi được với nhau thì giữa
chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung ấy không phải là giá trị sử dụng, tuy nhiên, sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi. Nhưng cái chung đó phải nằm ngay ở trong cả hai hàng hoá. Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ còn một cái chung làm cơ sở cho quan hệ trao đổi. Đó là chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra vải hoặc thóc, những người sản xuất đều phải hao phí lao động. Chính hao phí lao động ẩn giấu trong hàng hoá làm cho chúng có thể so sánh được với nhau khi trao đổi. Chúng được trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, một số lượng vải ít hơn đổi lấy một lượng thóc nhiều hơn (1 m vải = 10 kg thóc); nhưng lượng lao động hao phí để sản xuất ra chúng là ngang bằng nhau. Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá ẩn giấu trong hàng hoá chính là cơ sở để trao đổi.
Vậy giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá. Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng trong đó, thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao.
3. MQH giữa 2 thuộc tính.
Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất ngầm so sánh lao động ẩn giấu trong hàng hoá với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hoá. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ xã hội giữa những người sản xuất hàng hoá. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá. Như vậy, hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Đối với người sản xuất hàng hoá, họ tạo ra giá trị sử dụng, nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị, họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích giá trị mà thôi. Ngược lại, đối với người mua, cái mà họ quan tâm là giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng, muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Như vậy, trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó. Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng.