Tác giả Nguyễn Trãi sinh năm 1380 quê ở Chí Linh, Hải Dương là bậc kì tài về chính trị, quân sự, văn học từng theo Lê Thái Tổ đánh đuổi giặc Minh lập nhiều công lao cho nước nhà. Về sự nghiệp văn chương ông có nhiều tác phẩm lớn như Bình Ngô Đại Cáo, Quân Trung Từ Mệnh Tập, Quốc Âm Thi Tập, Ức Trai Tập, trong đó "Bình Ngô Đại Cáo" là một tác phẩm nổi tiếng . Bài cáo không chỉ là sự tuyên bố về thắng lợi của sự nghiệp "Bình Ngô" như mệnh lệnh mà Lê Lợi giao phó. Hơn thế, tác phẩm đã trở thành áng "Thiên cổ hùng văn" muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc.
Bài cáo được Nguyễn Trãi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược đang thắng lợi, nước ta bảo toàn được nền độc lập, tự chủ, hòa bình. Tác giả viết Bình Ngô đại cáo theo thể cáo- một thể văn có nguồn gốc từ Trung Hoa-viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công bố trước toàn dân. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạoNhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Bình Ngô đại cáo, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêngcủa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ở đầu bài cáo ta thấy được luận đề chính nghĩa đã nêu ra. Như vậy việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là "yên dân" và "trừ bạo". "Yên dân" chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào "yên dân" như để khẳng định đạo lý "lấy dân làm gốc" là quy luật tất yếu trong mọi thời đại- dân là nòng cốt, là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.
Nguyễn Trãi thật tài tình khi nhận ra và khai sáng thành công vấn đề cốt lõi ấy. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là "trừ bạo", bạo chính là quân nhà Minh, bọn gian tà chuyên đi hà hiếp nhân dân. Bọn người thẳng tay hành hạ, cướp bóc, vùi dập dân ta trong vực thẳm của sự đau khổ. "Yên dân", "trừ bạo", hai việc này tưởng như khác nhau nhưng lại rất liên quan, vì nếu không yên dân tất trừ bạo khó yên, chúng được nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc, thống nhất với nhau. Quan tâm đến sự yên ổn, no ấm cho dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của dân, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo ngược, cụ thể là bọn "cuồng Minh" giày xéo lên cuộc sống nhân dân, gây ra bao tai hoạ.
Quan niệm nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là quan niệm đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xã hội: phải chăm lo cho nhân dân được sống cuộc hạnh phúc , yên bình .Điều quan trọng hơn là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí. Ông không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn tác giả đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc: