ý nghĩa

676 2 1
                                    


A/ Mởbài

Sau thời gian cầm cự và tạm hoà hõan, từ năm 1424, Lê Lợi đã chuyển sang thời kì tổng phản công. Đến cuối năm 1427, khi 15 vạn quân tiếp viện của giặc tan tành, buộc Vương Thông phải giảng hoà. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã kết thúc thắng lợi. Đất nước ta bước vào thời kì mới. Trong không khí tưng bừng của toàn dân tộc đón mừng xuân chiến thắng, đầu năm 1428 Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi thảo bài Cáo này để tuyên bố với nhân dân cả nước biết: Cuộc kháng Minh đã thành công rực rỡ, đất nước trở lại thanh bình.

B/ Thân bài

a/ Mở đầu 

bài Cáo , tác giả khẳng định lập trường chính nghĩa của ta trên cơ sở đạo lý: 

                   Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân 

                   Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

  Nhân nghĩa là quan niệm tư tưởng nhân sinh của Nho giáo. Nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Và cũng theo quan niệm của nho giáo, nhân nghĩa là cái gốc của sựviệc. Trong thư số8 trảlời Phương Chính, Nguyễn Trãi cũng đã từng nói : "Phàm mưu đồ việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, làm nên công lớn phải lấy nhân nghĩa làm đầu". Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến trong bài Cáo là "cốt ở yên dân". Và vì thế muốn thực hiện được nó ta phải "trước lo trừ bạo". Bằng hai câu mở đầu, không chỉ nêu nên tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi còn nhấn mạnh mục đích và phương tiên để thực hiện tư tưởng nhân nghĩa đó. Nhân nghĩa phải biết tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho nhân dân.Nhân nghĩa mà tác giả nói tới là nhân nghĩa chân chính, chứ không phải giả nhân giả nghĩa như bọn giặc vẫn huênh hoang

Và cũng bằng cách vào đề lý luận khái quát, tác giả đã gây được không khí trang trọng thích hợp cho bài cáo và đồng thời xác định rõ lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa là phù hợp với đạo lí của thời đại thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Việt Nam là một chân lí khách quan. Sau khi khẳng định lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến về mặt đạo lý, Nguyễn Trãi tiếp tục khẳng định tính thực tế của đạo lí đó qua truyền thống đấu tranh cuả dân tộc ta. Mà trước hết ông khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt như một chân lý khách quan:

                               Như nước Đại Việt ta từtrước

                                Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

                                Sông núi bờ cõi đã chia

                                 Phong tục Bắc Nam cũng khác

Nền văn hoá Đại Việt, nền văn hoá Thăng Long được hình thành, xây dựng và phát triển qua một quá trình lịch sử "đã lâu", đã có "từ trước" đằng đẵng mấy nghìn năm. Đại Việt không chỉ có lãnh thổ chủ quyền "sông núi bờ cõi", mà còn có thuần phong mỹ tục mang bản sức riêng, có lịch sử riêng, chế độ riêng "bao đời gây nền độc lập", đã từng "xưng đế một phương, có nhiều nhân tài hào kiệt...Khác với ý trong bài Hịch, Tổ Quốc ở đây không phải được hình dung bằng thái ấp, bổng lộc, gia quyến, vợcon,tông miếu phần mộ... mà với Nguyễn Trãi, TổQuốc được định nghĩa bằng những khái niệm trừu tượng được rằng nước ta là một nước có cương vực lãnh thổ, có quá trình độc lập, có quốc hiệu, có văn hoá phong tục chứkhông phải là một quận, một huyện của Trung Quốc, cũng không phải là một bộlạc man di mọi rợ. 

Đến đây, giọng điệu câu văn ngắn gọn, khoẻ, chắc, cách lập luận chặt chẽ như một lời tuyên bố đanh thép, tác giả đã nêu bật được sự tồn tại của một quốc gia nhỏ bé bên cạnh một quốc gia lớn trong không gian, thời gian, với truyền thống đấu tranh anh dung của nó.Từ xa xưa chính sách đồng hoá của phong kiến Trung Quốc nhất là bọn giặc Minh rất hiểm độc. Chúng bắt nhân dân ta theo phong tục Trung Quốc, ăn mặc kiểu Trung Quốc, đểtóc kiểu Trung Quốc, bó chân kiểuTrung Quốc, hòng làm cho ý thức dân tộc ta bịtiêu vong. Nhưng dân tộc ta vẫn tồn tại vì truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc :

                                  Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời gây nền độc lập

                                 Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

                                  Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

                                   Song hào kiệt đời nào cũng có

Dân tộc ta có một lịch sử chiến đấu oanh liệt, có thể sánh ngang với Trung Quốc. Những chiến công của anh hùng dân tộc ta như Ngô Quyền, Hưng Đạo còn ghi trong sử sách, những trận Bạch Đằng, Hàm Tử được muôn đời ca ngợi. Hãy xem : Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô bịgiết tươi, Ô Mã bị bắt sống. Đâu có phải là lời nói suông. Đó là một thực tế khách quan. Và với lối diễn đạt sóng đôi tương phản, tác giả đã khẳng định được truyền thống đấu tranh cũng như tư thế độc lập tự cường của dân tộc ta.

Ta nói đến truyền thống dân tộc để ta tự tin, giặc nghe để chúng kinh hoàng. Quả vậy, dân tộc ta chẳng những đã phát huy thắng lợi trong việc đấu tranh chống phong kiến Trung Quốc , mà còn tiếp tục đấu tranh đánh đổách thực dân Phá, Nhật, Mỹxâm lược. Và trước sau, thời nào cũng vậy, toàn thắng ắt vềta.

C/ Kết luận

..

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Feb 21, 2017 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Bình Ngô đại cáoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ