Cây Xà Nu

133 0 0
                                    

Gợi ý dàn ý chi tiết :

I. Mở bài :

– Giới thiệu vài nét lớn về tác giả, tác phẩm;

– Giới thiệu hình tượng cây xà nu trong truyện.

Nguyễn Trung Thành là một trong các nhà văn trưởng thành qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Tình yêu mãnh đất Tây Nguyên và sự hiểu biết sâu sắc cuộc sống nơi đây đã giúp nhà văn sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, riêng biệt và hấp dẫn. Nguyễn Trung Thành có nhiều tác phẩm giá trị viết về cuộc sống của đồng bào các dân tộc trên mãnh đất này. Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ là truyện ngắn "Rừng xà nu". Trong truyện ngắn này, nhà văn đã khắc hoạ thành công hình tượng cây xà nu – một hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc.

II. Thân bài:

1. Khái quát về tác phẩm : Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm, tóm tắt cốt truyện.

Truyện ngắn "Rừng xà nu" được nhà văn Nguyễn Trung Thành viết năm 1965, in trong tập "Trân quê hương những anh hùng Điện Ngọc". Truyện miêu tả rừng xà nu và kể chuyện Tnú sau ba năm đi "lực lượng" về thăm làng. Tối hôm đó, tại nhà cụ Mết, dân làng mừng đón Tnú, Cụ Mết kể cho dân làng nghe câu chuyện về cuộc đời Tnú và cuộc nổi dậy của làng Xô Man chống kẻ thù tàn bạo. Sáng hôm sau, cụ Mết và Dít tiễn chân Tnú trở về đơn vị.

2. Phân tích hình tượng cây xà nu :

a. Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn bộ tác phẩm (đặc biệt là ở phần mở đầu và kết thúc tác phẩm miêu tả rừng xà nu đầy chất thơ hùng tráng: "đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời").

Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù, tiêu biểu của miền đất Tây Nguyên. Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn đã tạo dựng được một bối cảnh hùng vĩ và hoang dã đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện. Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả từ nhiều góc độ và đưa lại hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt. Trong truyện ngắn này, nhà văn không chỉ mở đầu và kết thúc truyện bằng hình ảnh rừng xà nu bát ngát đến chân trời, mà đã gần 20 lần nói đến "Rừng xà nu". "Cây xà nu", "nhựa xà nu", "lửa xà nu"... Chất sử thi của thiên truyện sẽ không trở thành giọng điệu chính của tác phẩm, nếu thiếu đi hình tượng cây xà nu được khai thác từ nhiều góc độ, được lặp đi lặp lại nhiều lần đến như vậy, nhất là "các đồi xà nu – 4 lần"; "Rừng xà nu – 5 lần". Thủ pháp điệp trùng khi mô tả cây xà nu đó, vừa làm nền cho toàn bộ diễn biến của câu chuyện, vừa gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về cây xà nu.

b. Cây xà nu gắn bó mật thiết, trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của dân làng Xô Man.

– Cây xà nu gần gũi với đời sống của người dân Xô Man, là chứng nhân của những sự kiện quan trọng xảy ra với họ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ trường kì.

+ Hình tượng cây xà nu qua ngòi bút Nguyễn Trung Thành đã trở thành một nhân chứng về tội ác của chiến tranh hủy diệt; là người chứng kiến cho sự giác ngộ, hy sinh thầm lặng và sự quất khởi của người dân Xôman. – Mở đầu tác phẩm, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh toàn cảnh về nỗi đau thương đội bom đạn giặc Mỹ gây ra. Tác giả đã đặt ngay cây Xà nu vào bối cảnh khốc liệt của chiến tranh " Làng nằm trong tầm đại bác của giặc...". Cây Xà nu vừa là người chứng kiến sự tàn khốc của chiến tranh, vừa là đối tượng hủy diệt của bom đạn kẻ thủ "Cả rừng xà nu hàng vạn cây, không cây nào bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang thân mình, đổ ào như một cơn bão". Ở một chỗ khác, tác giả tả kỹ hơn "nơi chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại đen và đặc lại quện thành cục máu lớn". Hình ảnh đó gợi lên nỗi đau thương mất mát, lòng căm thù, kết tụ ý chí phản kháng.

Văn 12Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ