"Đại ca" không chỉ đơn thuần là đam mỹ.
Đó còn là câu chuyện về tình thân, tình người, vạch trần những góc khuất tăm tối nhất của những con người nơi đáy cùng của xã hội. Họ không thánh mẫu, không phải là những kẻ cố giữ cho mình thanh cao "nghèo cho sạch rách cho thơm", họ có những con ác quỷ trong tâm hồn, họ có lầm đường có lạc lối, nhưng đến cuối cùng mỗi người đều tìm được cho mình một chốn về. Không phải ai cũng hạnh phúc, mà cũng có những cái kết cứ mãi lửng lơ vô định. Nhưng như thế mới là cuộc đời. Chân thực đến đáng sợ.
Cả một thiên truyện dài sáu mươi chín chương, (khi xuất bản gom lại còn hai mươi chín), kể về hành trình của cậu bé Ngụy Khiêm từ khi mười lăm tuổi đèo bồng một đứa em gái và một thằng em trai nhặt về mà chèo chống mưu sinh đến khi công thành danh toại, hiện thực hóa được ước mơ, xen lẫn trong đó là câu chuyện tình yêu chân thành.đến điên cuồng mà một cậu nhóc dành cho người mà mình xem là anh trai
Câu chuyện mở ra một khung cảnh tồi tàn khu ổ chuột, nơi căn chung cư xập xệ vẫn có những con người đang lặng lẽ sống. Có mẹ con Mặt Rỗ bán cháo quẩy thật thà đến đáng thương, có anh trai Ba Béo hiền lành trượng nghĩa, có một Nguỵ Khiêm lưu manh sống cùng em gái, tổ hợp kì lạ đó rất đỗi đời thường, một tổ hợp của những phận người nghèo khổ sống ở nơi tăm tối bần cùng nhất.
Nơi khu ổ chuột tồi tàn ấy, có bà lão hàng xóm đanh đá chuyên đổ rác trước cửa nhà Ngụy Khiêm, rao làng rao xóm về thân phận con hoang của gã. Thoạt nghe thì bình thường đấy, nhưng về sau Ngụy Khiêm nhận ra một điều cay đắng: "Người nghèo chỉ có thể làm khó nhau, cũng chỉ biết làm khó nhau, bằng không họ còn làm được gì nữa?"
Mỗi một nhân vật, là một số phận, là một tính cách, một cuộc đời. Priest tạo ra họ, nhưng họ lại chân thật như thể chị chỉ đang viết lại về những con người xung quanh mình.
Ngụy Khiêm – thiếu niên kiên cường.
Ngụy Khiêm là con của gái điếm, chịu hành hạ ngược đãi nên tâm lý hơi méo mó và có tiềm năng phản xã hội khá cao, gã còn có một đứa em gái cùng mẹ khác cha, Tống Tiểu Bảo ngây thơ trong sáng. Trong khi Hamlet cứ mãi vấn vương "to be or not to be", gã thậm chí đã từng dùng tuổi thơ của mình để băn khoăn một vấn đề, "xiên chết mẹ hay không xiên chết mẹ". Ngay cả cái ngày mẹ gã ra đi, bà cũng chẳng chừa cho gã một chút dịu dàng hiền mẫu nào. Mẹ mất, bờ vai bé nhỏ của gã gồng gánh cả gia đình.
Cái nghèo, cái khổ ấy thể hiện không chỉ là câu từ lời văn miêu tả, nó đến từ những suy nghĩ, hành động của nhân vật, từ những tình tiết bình thường, nhỏ nhặt nhất.
Khi thằng nhóc Ngụy Chi Viễn lẽo đẽo theo về nhà, theo lẽ thường thì ai cũng sẽ nghĩ gã cho nó vào nhà, nhưng không. Gã thẳng ta ném nó ra ngoài, chửi nó, tuyệt đối không cho nó bước chân vào. Gã khổ lắm rồi, hơi sức đâu đèo bồng thêm một thằng nhãi? Mỗi lần nó đến, là mỗi lần gã lại đánh nó. Tuy nhiên, cuối cùng dưới sự nhượng bộ của gã dành cho em gái khi Tiểu Bảo cho nó vào nhà, gã đồng ý nuôi nó. Con người Ngụy Khiêm ấy mà, đã chấp nhận rồi thì đều đối xử công bằng với cả hai, dù là ruột thịt hay là nhận nuôi đi chăng nữa. gã đều coi cả hai là em mình mà đối xử thật tốt.
BẠN ĐANG ĐỌC
5 phút để cảm nhận
SonstigesĐây không phải là tiểu thuyết, không phải đam mỹ, cũng không phải fanfic, đây chỉ đơn thuần là review của một con hủ về couple, đam mỹ hay yaoi mà nó yêu thích ^^