[A] Câu 2: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng CNXH ở nước

795 2 1
                                    

Câu 2: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng CNXH ở nước ta trong thời kì quá độ. Đảng ta đã vận dụng quan điểm này như thế nào trong thời kì quá độ lên CNXH hiện nay

( Xem ảnh để rõ trình bày ) ~

( Xem ảnh để rõ trình bày ) ~

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là sự nghiệp CM mang tính toàn diện

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta là sự nghiệp CM mang tính toàn diện. HCM đã xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực.
Trong lĩnh vực chính trị:
Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng
+ ĐK: tự đổi mới, tự chỉnh đốn nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phù hợp để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Bước vào thời kì quá độ lên CNXH, Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền.
+ Củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức do Đảng cộng sản lãnh đạo, củng cố và tang cường sức mạnh toàn bộ hệ thống chính trị cũng như từng thành tố của nó
Trong lĩnh vực kinh tế:
Quan điểm của HCM về kinh tế: HCM đề cập trên các mặt: lực lượng sx, quan hệ sx, cơ chế quản lí kinh tế. người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hóa XHCN. Đối với cơ cấu kinh tế, HCM đề cập cơ cấu ngành và cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ.
Cơ cấu kinh tế:
+ Cơ cấu kinh tế ngành: cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp, lấy nông nghiệp là ngành quan trọng, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối giữa các ngành sx
+ Cơ cấu vùng, lãnh thổ: phải phát triển đồng đều giữa kinh tế đô thị và kinh tế nông thôn. Người đặc biệt chú trọng chủ đạo phát triển kinh tế vùng núi, hải đảo, vừa tạo điều kiện không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng cho đất nước.
+ Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: HCM là người Việt Nam đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kì quá độ, xác định rõ vj trí, vai trò và xu hướng vận động của từng thành phần kinh tế trong từng thời kì quá độ
Kinh tế quốc doanh: tạo nên nền tảng vật chất cho CNXH, thúc đẩy việc cải tạo XHCN
Kinh tế hợp tác xã: là hình thức sở hữu tập thể của người lao động, nhà nước cần khuyến khích kinh tế hợp tác xã cùng phát triển từ thấp đến cao theo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi chóng chủ quan, gò ép, hình thức
Người làm nghề thủ công và lao động riêng lẻ: nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sx. Hướng dẫn, giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn, khuyến khích họ đi vào con đường hợp tác xã
Tư sản công thương: có công trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân-> k tước bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và tài sản, hđ làm lợi cho quốc tế dân sinh
Quản lí kinh tế và nguyên tắc phân phối sản phẩm
+ dựa trên cơ sở hạch toán kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao và sử dụng đòn bẩy kinh tế để thúc đẩy sản xuất
+ HCM chủ trương thực hiện nguyên tắc phân phói theo lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, k làm k hưởng
+ gắn phân phối lao động với chế độ khoán. Người chỉ rõ chế độ khoán của CNXH. Nó khuyến khích người công nhân luôn tiến bộ cho nhà máy tiến bộ, làm khoán là lợi ích chung và mang lại lợi riêng, làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới chế độ nước ta hiện nay
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội
Đề cao xây dựng con người mới, phát triển toàn diện, vừa có đức, vừa có tài
Đề cao vai trò của văn hóa, gia đình, khoa học- kĩ thuật. Thường xuyên chú trọng nâng cao dân trí, đào tạo, tu dưỡng, sử dụng nhân tài
Đảng ta đã vận dụng…
Về chính trị
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thực hiện và phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc Đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân dân, mọi chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật, cơ chế chính sách nhà nước đều vì lợi ích của nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, mọi cán bộ, công chức đều là công Bộc của nhân dân
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tình cảm kiên định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về kinh tế
Phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức là nhiệm vụ trung tâm nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, Không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội, chất lượng hiệu quả, kỹ năng độc lập tự chủ của nền kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Tiếp tục thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, điều kiện thực hiện nguyên tắc làm khoán theo sản xuất.
Về VH – XH:
Xây dựng con người Việt Nam đẹp về nhân cách, đạo đức, tâm hồn, cao về trí tuệ , năng lực kỹ năng sáng tạo, khỏe về thể chất, nâng cao trách nhiệm xã hội nghĩa vụ công dân, tuân thủ pháp luật, phát huy chủ thể sáng tạo trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Phát triển mạnh mẽ KH – CN, xd và p.triển vh VN tiên tiến,  đậm đà bản sắc dân tộc làm cho chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội.

[Tư Tưởng Hồ Chí Minh][2017] Câu Hỏi Kết Thúc Học Phần + Đáp ÁnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ