Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật ông lái đò trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
BÀI LÀM
Với "Sông Đà" Nguyễn Tuân đã đề thơ vào sông núi Tây Bắc. Và Người lái đò sông Đà là một trong 15 bài tùy bút của kiệt tác 'Sông Đà" ngào ngạt hương sắc như một cành hoa lan giữa mùa xuân tươi đẹp. Hai hình tượng đầy chất thơ đồng hiện trong bài tùy bút là hình tượng con sông Đà và hình ảnh người lái đò, đúng là "mười phân vẹn mười".
Từ "Vang bóng một thời" đến 'Sông Đà", một hành trình 20 năm có lẻ, cụ Nguyễn đã xê dịch" để đi tìm thứ vàng mười còn tiềm ẩn trong lòng người đó đây. Và một trong hàng triệu độc giả, ta càng cảm thấy sâu sắc hơn bao giờ hết "một trong những nét phong cách nghệ thuật của Ngyễn Tuân là nhìn coi người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ". ân tượng ấy càng rõ nét khi ta tiếp cận tùy bút Người lái đò sông Đà .
Thế giới nhân vật trên trang văn của Nguyễn Tuân thật đáng yêu vô cùng. Một cụ Kép, lông mày bạc, tóc bạc, râu bạc, thấp thoáng giữa vườn lan nguyện đem cái quãng đời xế chiều của một nhà báo để phong sự hoa thơm tỏ quý thương trời. Một cụ ông thức dậy lúc mờ sáng, mang phong thái "một triết nhân ngồi tính bước di ma thời gian". Trong ấm trà pha ngon, cụ đã "nhận thấy có một mối mơ và một vị triết lí (Chén trà sương). Một Huấn Cao tử tù chân vướng xiềng, cổ mang gông, vung bút viết lên tám lụa bạch những chữ như rồng bay phượng múa, thể hiện "những cái hoàibão lưng hoành của một đội con người" (Chữ người lử lù)... Và hình ảnh ông lái đò người Thái "Tây Bắc có tay lái ra hoa" Đó là những con người cực kì tài hoa mang cốt cách nghệ sĩ. Người lái đò sông Đà
Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, ông lái đò sông Đà hiện lên trong tầm vóc một người lao động bình dị mà phi thường, tâm hồn và phong thái mang cốt cách tài hoa nghệ sĩ. Cũng như trăm nghìn người lái đò chèo thuyền vượt thác" khác, ông lái đò sông Đà này có tay lái ra hoa" đã từng vượt qua bao trùng vây thạch trận, giao phong sinh tử với lũ đá nơi ải nước". Sau hơn mười năm chèo đò và chỉ huy một con thuyền có 6 mái chèo đã ngược xuôi sông Đà trăm chuyến, chở da trâu, xương hổ, cánh kiến về xuôi ông nắm vững từng con thác, cái ghềnh. nắm chắc binh pháp thần sông, thần đá.
Người lái đò sông Đà
Bước vào cái tuổi 70, đầu tóc bạc trắng, thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch. Nước da ánh lên chất sừng chất mun. Cánh tay rắn chắc trẻ tráng. Cặp mắt tinh anh, nhãn lực nhìn xa vời vợi. Trên ngực của ông nổi lên một số thương tích trên "chiêu trường Sông Đà" mà Nguyễn Tuân ngưỡng mộ gọi là "thứ Huân chương lao động siêu hạng". Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò là sự tài ba dũng mãnh của một vị thuyền trưởng dày dạn thủy chiến. Chất tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò là ở bản lĩnh chiến đấu và tinh thần dũng cảm phi thường. Cảnh vượt thác của ông lái đò đã thể hiện rõ vẻ đẹp và cốt cách ấy. Ở trùng vây thứ nhất, ông lái đò xung trận với khí thế nghênh chiến quyết liệt diễn ra. Những hòn đá "bệ vệ oai phong lẫm liệt được nước thác làm thành viện" liều mạng xông vào "đá trái mà thúc gối vào bụng và hông thuyền". Ông đã bình tĩnh "hai tay giữ mái chèo khỏi bị bắt lên khỏi sóng". Lúc bị sóng thác đánh miếng đòn hiểm độc "bóp chặt lấy hạ bộ" đau điếng, nhưng vị thuyền trưởng haichân vẫn kẹp chặt lấy tay lái", tiếng chỉ huy của ông vẫn "gọn ngắn tủn" đưa con thuyền thoát hiểm. Thật là cao cường biết bao! Người lái đò sông Đà
Trùng vây thứ hai vô cùng hiểm trở, có nhiều cửa tử: "Dòng thác hùm beo đang hồng hộc thúc mạnh liên sóng đá". Ông lái đò tấn công ngay "nắm bắt được cái bờ sóng" cho con thuyền lao tới: "Thạch trận này dàn vừa xong thì cái thuyền lao tới". Cảnh hỗn chiến ác liệt " vào cửa sinh".Bọn tướng đá, đứa thì "ông tránh mà lao bơi chèo lên", đứa thì bị ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến". Thằng đá tướng thất bại thảm hại "tiu nghỉu cái mặt xanh lè thật vọng". Trùng vây thứ ba, bên phải bên trái đều là luồng chết". Thần sông còn bố trí "bọn đá hậu vệ" của con thác hòng "bắt chết cái thuyền". Ông lái đò 'phóng thẳng con thuyền", "chọc thủngtrùng vây rồi "vút qua tổng đá cánh mở cánh khép". Chiếc thuyền như một mũi tên tre " vun vútxuyên nhanh qua hơi nước". Thế là hết thác. Sông nước lại thanh bình. Người lái đò sông Đà
Qua đó, ta thấy ông lái đò oai phong lẫm liệt như một vị danh tướng, trí dũng song toàn, quyết đoán và quyết thắng. Đó là vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò được Nguyễn Tuân khám phá và ca ngợi. Những ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được tác giả sử dụng sáng tạo gợi lên cảm giác mãnh liệt đầy ấn tượng. Cảnh vượt thác là bài ca chiến trận hào hùng. Với niềm hào hứng bốc cao, cụ Nguyễn đã tung vào cuộc đọ trí đua tài của ông lái đò với thần sông, thần đá nơi thác ghềnh Đà Giang cả cái kho ngôn từ giàu có của mình, và vận dụng con mắt và kĩ thuật của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau, đặc biệt là hội hoạ, điện ảnh, âm nhạc, và cả khoa học quân sự, kiến thức võ thuật v.v... Câu văn co duỗi, dài ngắn, biến hóa... hấp dẫn lạ thường. Người lái đò sông Đà
Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của ông lái đò còn được thể hiện trong những lúc ngừng chèo nghỉ ngơi. Sau một ngày giao tranh dữ dội với thần sông, thần đá, ông lái đò cùng các bạn chèo nghỉ trong hang đá. Lúc ngừng chèo, họ chẳng bàn tán một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua nơi "cửa ải trước đá tướng dữ quân tợn" vừa rồi. Rất ung dung và thanh thản, ông lái đò vừa nướng ống cơm lam, vừa kể chuyện về cá anh vũ, về cá dầm xanh, về những hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Những câu chuyện rất đời thường nhưng phản ánh một đời sống tâm hồn gắn liền với sông nước rất dung dị mà tài hoa, cần lao mà nghệ sĩ. Tùy bút người tái đò Sông Đài, đích thực là trang hoa, tờ hoa. Nguyễn Tuân đã khám phá ra bao vẻ đẹp kì thú trong thiên nhiên và con người, đã nhìn sự vật ở phương diện văn hóa nghệ thuật, nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Mạch văn tự do theo dòng cảm xúc lai láng. ông lái đò trong bài tùy bút là một sáng tạo nghệ thuật sáng bừng lên vẻ đẹp nhân văn. Ng
ười lái đò sông Đà
Trên cái mênh mang của "Dải sông Đà bọt nước lênh bênh", và giữa lớp lớp trùng vây thạch trận"đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gầm ghè", ta thấy ông lái đò người Thái quắc thước và con thuyền 6 tay chèo đang dũng mãnh băng băng lướt qua. ông lái đò là một bài ca về lao động và sự sống. Hình ảnh ông đẹp quá, một vẻ đẹp Tây Bắc như đang "đề thơ vào sông nước" Đà Giang.