Câu 7. Phân tích định nghĩa của Hồ Chí Minh về dân chủ và làm rõ mối quan hệ về dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội
Trả lời:
1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ
- Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân
Dân chủ là khát vọng ngàn đời của con người. Nhân dân ta hàng ngàn năm nay sống dưới chế độ phong kiến và gần một trăm năm dưới chế độ thực dân đều không biết đến dân chủ, tự do.
- Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ
+ "Dân là chủ" là muốn nói đến vị thế, quyền lực của dân trong bộ máy nhà nước; vai trò của nhân dân trong sự phát triển xã hội, khẳng định rõ ràng dịa vị người chủ trong chế độ c.trị, trong XH nhà nước thuộc về người dân. Dân là chủ đối lập với nô lệ, thần dân hay thảo dân trong CĐPK cũng như thân phận nô lệ trong tầng lớp thảo dân của CĐPK.
Trong CĐ mới, khi Nhà Nước DC ra đời thì dân là chủ thể quyền lực, CB công chức là đầy tớ của dân, là người phục vụ nhân dân, là chủ, nó biểu hiện vị thể XH, tích cực chính trị và địa vị pháp lý của người dân.
+ "Dân làm chủ" thể hiện năng lực thực thi DC của người dân, đề cập đến năng lực và trách nhiệm của nhân dân.Năng lực đó thể hiện ở trình độ VH, bản lĩnh ý thức của người dân, của nhân dân. Làm chủ là hành động của dân, biểu hiện năng lực thực hành DC, trình độ phát triển ý thức DC của người dân với tư cách là chủ thể của quyền lực, thực hiện sự ủy quyền chân chính của mình vào thể chế C.Trị và thể chế N.Nước.
Quan niệm đó của Hồ Chí Minh phản ánh đúng nội dung bản chất quan niệm dân chủ chung trên thế giới được hình thành từ xa xưa: quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân. Xã hội nào bảo đảm cho điều đó được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ.
2. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
HCM chú trọng 3 lĩnh vực quan trọng :
- Điểm cốt lõi của dân chủ trong chính trị : thể hiện DC trong c.trị, HCM đặc biệt chú trọng đến việc thể hiện DC trong nhà nước, trong Đảng và trong các tổ chức CT-XH
- Điểm cốt lõi của dân chủ trong kinh tế : theo Ng để đảm bảo quyền làm chủ về KT của người LĐ, của nh.dân, điểm cốt lõi của DC trong KT là lớn nhất, thực hiện DC trong KT thì C.Phủ nhằm phục vụ lợi ích cho nh.dân, N.nước phải làm lợi cho dân để người dân thực sự làm chủ về KT. HCM phải thực hiện thông suốt, công bằng và hợp lý.
- Dân chủ trong Văn hóa - tư tưởng : là phải đem VH lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập tự cường, tự chủ ; phải xây dựng nền VH mới đảm bảo tính D.tộc , khoa học và đại chúng. Trong CĐ DC, HCM yêu cầu phải thực hiện tự do tư tưởng, tôn trọng ý kiến của mọi cá nhân.
Tóm lại mqh DC trong các lĩnh vực đời sống XH thì DC trong chính trị đóng vai trò đặc biệt quan trọng. DC trong KT là quyết định, DC trong VH - tư tưởng là cần thiết và cấp bách
Ba lĩnh vực này tạo ra 1 mqh mật thiết, hữu cơ không thể tách rời và không được xem nhẹ ở chỗ nào.