Câu 8. Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ
Trả lời :
Tư tưởng về một nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ :
a. Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại.
- Ngay sau khi giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã tuyên bố với quốc dân đồng bào và với thế giới khai sinh nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, chính phủ lâm thời có địa vị hợp pháp, tổng tuyển cử và bầu ra QH, từ đó lập CP và các cơ quan NN mới.
- Sau đó, Người bắt tay xây dựng hiến pháp dân chủ, tổ chức TỔNG TUYỂN CỬ, thành lập Uỷ ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cuối năm 1946, Hồ Chí Minh được Quốc hội nhất trí bầu làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp kháng chiến. Đây là Chính phủ hợp hiến đầu tiên do nhân dân bầu ra, có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết các vấn đề đối nội và đối ngoại.
b. Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống
- Theo Hồ Chí Minh, trong nhà nước dân chủ thì DC và pháp luật luôn đi đôi với nhau.
- Người có công lớn trong sự nghiệp lập hiến, lập pháp của nước ta. Một mặt, Người luôn chăm lo hoàn thiện hệ hiến pháp và pháp luật của NN ta. Mặt khác Ng chăm lo đưa P.luật vào cuộc sống, tạo cơ chế đảm bảo cho PL thi hành.
- Người yêu cầu mọi người phải hiểu biết và tuyệt đối chấp hành PL bất kể người đó ở cương vị nào.
c. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài
- Người quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa có đức, vừa có tài, trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý và hoạt động có hiệu quả. Những tiêu chuẩn của đội ngũ này, theo Người là:
+ Tuyệt đối trung thành với cách mạng.
+ Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.
+ Phải là những người dám phụ trách, dám quyêt đoán, dám chịu trách nhiệm.
+ Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước.
- Các biện pháp cơ bản trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức;
+ Đẩy mạnh đào tạo;
+ Tìm kiếm nhân tài;
+ Biết sử dụng cán bộ vào đúng nội dung và tài năng của họ;
+ Xây dựng quy chế công chức và tổ chức thi tuyển công chức.
- Để đảm bảo công bằng và dân chủ trong tuyển dụng cán bộ nhà nước, Người ký sắc lệnh ban hành Quy chế công chức. Công chức theo chế độ chức nghiệp, vì vậy phải qua thi tuyển công chức để bổ nhiệm vào ngạch, bậc hành chính. Nội dung thi tuyển khá toàn diện bao gồm 6 môn thi: chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ. Điều này thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy hiện đại, tinh thần công bằng dân chủ ... của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền móng cho pháp quyền Việt Nam.