A Mạch tòng quân - CUỐN THỨ HAI

13.9K 105 92
                                    

CUỐN THỨ HAI

NHỮNG HIỂM NGUY KHI ĐI TRÊN

VÁCH NÚI BĂNG CAO TRĂM TRƯỢNG

 

 

Chương 31

HẮC DIỆN

 

 

Vân Nhiễu Sơn là đỉnh núi cao nhất của dãy núi Ô Lan. Phía Bắc của dãy núi này là nơi khởi đầu của sườn núi Lĩnh Nam, tiếp đến là sông Uyển, phân chia ranh giới với thảo nguyên Vân Hồ, trong lưu vực sông Bình Nguyên, vượt qua bốn châu Dự, Túc, Ung, Ích. Trong khoảng không gian trật hẹp giữa núi và sông Bình Nguyên, lúa mạch cùng các loại hoa màu được gieo trồng dày đặc, bốn phía là các khu đất trồng sản vật nối tiếp nhau tương đối phong phú. Phía tây thảo nguyên Vân Hồ, cỏ mọc tươi tốt, vậy nên chiến mã và da thuộc là những sản vật nổi tiếng ở đây. Phía đông lưu vực sông Bình Nguyên chính là kho lương thực sẵn có của vùng Giang Bắc. Lấy đỉnh ngọn Vân Nhiễu Sơn làm trung tâm, bốn phía xung quanh đều là núi non trùng điệp, vách đá dựng đứng. Trong núi, rừng rậm che lấp cả ánh mặt trời, chỉ có ba con đường nhỏ nhấp nhô, gập ghềnh đi lên đỉnh núi, hình thế hiểm yếu, dễ thủ khó công, có lợi nhất cho cát cứ quân sự.

 

 

Trong tấu chương báo cáo lên triều đình, danh tướng Bắc Mạc Trần Khởi từng miêu tả quân Giang Bắc của Thương Dịch Chi như sau: “Phỉ quân Giang Bắc tận dụng địa thế hiểm trở mà phát triển nhanh chóng. Ở Dự Tây thuộc vùng thượng du Tần Thủy, địa thế cao ngất. Thế núi tuy cao, nhưng đã bị xâm thực rất sâu, vì vậy mà không gian núi có nhiều suối lạch, hang hốc bao bọc lấy một phần sông Bình Nguyên, ngoài ra cũng có một ít ruộng vườn tươi tốt. Lượng mưa đầy đủ, cây cối xum xuê, núi cao, rừng rậm, dễ thủ, khó công. Bình thường, phỉ quân ẩn nấp lực lượng tại nhiều khu vực rất cằn cỗi. Sào huyệt quân Giang Bắc, xét về mặt quân sự thì là nơi hiểm yếu, nhưng khả năng tự cung tự cấp lương thực lại rất kém. Điểm nổi bất nhất của sào huyệt này là có rất nhiều mây mù bao phủ, nhiều đầm hồ, địa hình phù hợp nhất cho việc ẩn nấp, phỉ quân nếu thất bại, sẽ lui về sào huyệt, chặn nơi hiểm yếu, quyết thủ không chịu xuất quân.”

 

 

Đương nhiên, đó đều là nói chuyện về sau này.

 

 

Sau trận chiến ở Dự Châu, Thương Dịch Chi dẫn quân lên núi Ô Lan, tiến hành cải biên lại quân đội. Hai quân Thanh Dự hợp nhất làm một. Thương Dịch Chi là chủ tướng. Trương Trạch, nguyên phó tướng Dự Châu, làm phó tướng, Từ Tĩnh giữ vai trò quân sư. Thương Dịch Chi đưa ba bộ binh doanh và hai doanh cung nỏ cùng với doanh đội hậu cần đóng quân ở Vân Nhiễu Sơn, nơi có địa thế hiểm yếu. Các doanh đội còn lại phân chia ra, trú quanh đỉnh núi mà anh ta đóng quân. Lại giao hơn hai ngàn kỵ binh cho Đường Thiệu Nghĩa suất lĩnh, từ cốc khẩu Tần Sơn tiến vào thảo nguyên Vân Hồ, phát huy tính cơ động của kỵ binh, rèn luyện qua từng trận chiến. Theo như lời Từ Tĩnh nói: người Tây Hồ không phải cái gì cũng tốt, cho nên không cần khách khí, nên thưởng thì thưởng, đáng chết liền giết! Chúng ta không phải cái gì cũng phải phụ thuộc vào bọn chúng!

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Apr 22, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

A Mạch tòng quân - CUỐN THỨ HAINơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ