Lời dạy của Tiền nhân

51.3K 70 15
                                    

LỜI DẠY TIỀN NHÂN

LỜI DẠY TIỀN NHÂN - HỌC HỎI, SUY NGẪM



- “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Nghĩa là trời không phụ người tốt.
- “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Nghĩa là : Lấy cái bản chất, cái nguyên tắc không bao giờ thay đổi để ứng (đối phó) với cái vạn biến trong cuộc đời.
- “Kiến dị tác nan/ Kiến nan tác dị”. Nghĩa là: Ở đời mọi việc đứng ngoài nhìn thì dễ, nhưng khi làm thì khó. Ngược lại, có việc chưa làm thì thấy khó nhưng khi bắt tay làm thì thuận lợi. Điều này khắc phục cả hai loại tư tưởng tiêu cực: Hoặc là, chủ quan đơn giản, không học hỏi nghiên cứu thấu đáo mọi việc để làm; Hoặc là, ngại ngần không dám làm bất cứ điều gì.
- “Tri vi tri, bất tri vi bất tri, vị tri giả”. Nghĩa là: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết - Đó chính là người có hiểu biết!
- “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu/ Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”. Nghĩa là: Có cái lo thì lo trước thiên hạ. Có điều vui sướng, hạnh phúc thì hưởng sau thiên hạ.
- “Kiến ngãi bất vi vô dũng giã”. Nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người dũng cảm.
- “Bần gia tri hiếu tử/ Thế loạn thức trung thần”. Nghĩa là: Nhà nghèo mới biết con có hiếu. Khi nước có biến loạn (chiến tranh, đảo chính, loạn lạc), thì mới biết ai là người trung thành với Tổ quốc, với chế độ.
- “Bần cư trung thị vô nhân vấn/ Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. Nghĩa là: Nhà nghèo dù ở giữa thành phố cũng chẳng có ai đến thăm hỏi. Ngược lại, nhà giàu , ở vùng rừng núi vẫn luôn có người tìm đến giao hảo.
- “Họa hổ họa bì, nan họa cốt/ Tri nhân tri diện, bất tri tâm”. Nghĩa là: Vẽ hổ chỉ vẽ được bề ngoài, khó vẽ được bộ xương (kết cấu bên trong) của nó. Biết người chỉ biết được bề ngoài của họ, khó biết trong lòng (tâm địa, bản chất) họ thế nào.
- “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” Nghĩa là: Có điều gì không tốt xảy ra, thì trước hết phải tự trách mình; Sau đó mới trách người khác.
- “Hàm huyết phún nhân, tiên ô ngã khẩu”. Nghĩa là: Những người ngậm máu phun người, thì trước hết là họ tự làm bẩn miệng mình (ngã khẩu).
- “Phú tắc dịch giao” Nghĩa là: Con người ta khi giàu có rồi thì thường là thay đổi lối sống, thay đổi các mối quan hệ.
- “Giang sơn dị đảo/ Bản tính nan di”.Nghĩa là: Sông núi có thể thay đổi được. Nhưng không thể thay đổi được bản tính của một con người.
- “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ/ Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Nghĩa là: Con người ta có duyên với nhau thì có cách nhau nghìn dặm cũng có thể thường xuyên gặp gỡ (trực tiếp hoặc gián tiếp). Ngược lại, không hợp duyên nhau thì ở ngay trước mặt cũng chẳng hợp tác được.
- “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu/ Thoại bất đầu cơ nhất cú đa”. Nghĩa là: Bạn tri kỷ gặp nhau thì uống với nhau nghìn chén rượu còn là ít. Nói chuyện với nhau mà không hợp thì một câu cũng đã là nhiều (là thừa).
- “Nhân bất khả hữu khinh ngạo thái/ Nhiên, bất khả vô khinh ngạo cốt”. Nghĩa là: Con người chẳng ra gì, nếu có thái độ coi khinh người khác; Ngược lại, con người cũng chẳng ra gì nếu trong lòng, trong cốt cách của họ không có sự khinh miệt, lên án những cái xấu ở đời.
- “Nhân bất khả vô sỉ”. Nghĩa là: Người không biết xấu hổ là người không ra gì.
- “Nhân bất học bất tri lý/ Ấu bất học lão hà vi”. Nghĩa là: Người không học thì không biết tri thức, lý luận. Khi còn trẻ không học thì lớn lên chẳng làm được gì, dù là việc nhỏ.
- “Nhân bất học bất tri lý/Ngọc bất trác bất thành khí”. Nghĩa là: Người không học không biết gì. Ngọc không mài cũng không sáng, không thành thành của quí được.
- “Nhân tham tài chi tử/ Điểu tham thực chi vong”. Nghĩa là: Con người tham lam tiền bạc bất chính cũng sẽ chết như con chim tham miếng mồi câu nhử.
- “Thanh bất thanh trung hương thủy /Thân bất thân cố hương nhân”. Nghĩa là: Nước tuy trong nhưng chưa chắc đã sạch nếu nước đó chảy từ trong làng ra. Gặp người cùng quê cũ, tưởng là thân nhưng chưa chắc đã thân, vì nhân cách, trí tuệ, nhu cầu thẩm mỹ…khác nhau.
- “Nhẫn nhất khắc phong bình lãng tịnh / Thoái nhất bộ hải khoát thiên không” Nghĩa là: Kiên trì, nhẫn nại, nhẫn nhục trong một khoảnh khắc (thời điểm) nhất định, thì mọi khó khăn sẽ qua đi (gió yên, sóng lặng). Lùi một bước, thì trước mặt mình là trời biển mênh mông. Tóm lại, ở đời, con người có sự kiên trì nhẫn nại - thậm chí chịu thua thiệt - trong một thời gian, không gian, sự việc, hoàn cảnh nào đó, thì rồi sẽ vượt qua mọi thử thách gian nan, giành thắng lợi về sau.

- Tam nguyên Trần Bích San : “Trí thân trực dục cao thiên nhận / Xử thế tu đương hạ nhất tầng”. Nghĩa là: Lập thân những muốn cao nghìn trượng / Xử thế mình nên hạ một tầng.
Cụ Trần Doãn Đạt thân phụ Tam nguyên Trần Bích San, răn dạy con trai
“ Hữu thức phi nan, nan thức đáo
Vô danh bất hoạn, hoạn danh phù”
Nghĩa là: Để biết một việc gì đó thì học tập sẽ được, không khó. Nhưng cái khó là biết được một cách thấu đáo, thật giỏi, thật xuất sắc trong lĩnh vực đó. Ở đời không có danh tiếng, chức vị gì thì điều đó là bình thường, không phải là hoạn nạn. Cái hoạn nạn chính là ở chỗ : có cái danh phù phiếm, dởm giả, hư vinh, không thực chất.
- Phan Châu Trinh (có người nói là Huỳnh Thúc Kháng) : “ Đấng trượng phu tùy ngộ nhi an/ Tố hoạn nạn, hoành hồ hoạn nạn”. Nghĩa là: Ở đời đấng trượng phu khi gặp cảnh ngộ, hãy tùy hoàn cảnh cụ thể, chọn cho mình một chốn an toàn. Khi gặp hoạn nạn, thì tuyệt nhiên không được băng qua hoạn nạn vì rất nguy hiểm, mà là phải vòng tránh hoạn nạn, cuối cùng cũng tới được đích.
- Nguyễn Văn Siêu (Thần Siêu): “Lập nhân tiêu biểu khai nhân chính / Độ thế tân lương giác thế quan”. Làm người, tiêu biểu nhất là những người khai mở ra những con người chân chính. Xuống đời, người lương thiện nhất là người mở ra thế giới quan cho một lớp người.
- Lão Tử dạy: “ Vô vi nhi trị”. Nghĩa là trong quản lý, lãnh đạo không làm điều gì trái tự nhiên - trái qui luật tự nhiên. “Công thành thân thoái”. Nghĩa là: Công danh thành đạt biết thế mà dừng lại, là thuận theo cách của tự nhiên. “Xí giả bất lập/Khóa giả bất thành”. Nghĩa là: Nhón gót không đứng được lâu. Xoạc chân ra thì không bước được nữa. “Tri nhân giả trí/ Tự rtri giả minh”. Nghĩa là:
Kẻ biết người khác là người có trí tuệ; kẻ tự biết mình là người anh minh, sáng suốt. ”Tri túc thường lạc” hoặc “ Sự năng tri túc tâm thường lạc/ Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao” Nghĩa là: Người biết thế nào là đủ và thỏa mãn với cái đủ đó, thì mới thấy vui vẻ, thoải mái, lạc quan. “Phúc họa tương y”. Nghĩa là trong phúc có họa, trong họa có phúc. Đó là sự biến hóa tuần hoàn. “Vi chi ư vị hữu/ Trị chi ư vị loạn” . Nghĩa là: Hãy kịp thời phát hiện và giải quyết những hiểm nguy khi nó mới phát sinh. “Thiên lý chi hành/ Thủy ư túc hạ” . Nghĩa là: Có muốn đi xa ngàn dặm cũng phải bắt đầu từ những bước chân.”Thận chung như thủy”. Nghĩa là: Luôn luôn cẩn thận từ đầu đến cuối. Như vậy thì không sợ bị thất bại.
- Trang Tử dạy : “Danh chỉ vô thực, nghĩa thiết vu thích”. Danh và thực phải phù hợp với nhau. Làm việc phải thích hợp với đặc tính của sự việc. Có như vậy mới thành công.”Học hải vô nhai, cần học bất chuyết”.Đời người có hạn nhưng kiến thức thì vô cùng.”Đại mỹ bất ngôn, thành lý bất thuyết”.Cái tuyệt đẹp cũng như lý luận đúng tự nó không cần nói nhiều.
- Khổng Tử dạy :”Tri kỳ bất khả nhi vi tri”. Ban đầu biết là không thể làm, nhưng kiên trì làm thì vẫn làm được.”Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư”. Trong ba người đi đường, nhất định có người mà mình đáng học tập.”Dĩ thân tác tắc” .Người lãnh đạo phải đưa mình vào kỷ cương, nguyên tắc - phải mô phạm, làm gương thì người khác mới tuân theo.“ Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Cái gì mình không muốn thì đừng bắt người khác phải làm. (Cái mình không muốn thì đừng trao cho người khác).”Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác. Tiểu nhân phản thị”.Người quân tử giúp người làm việc tốt, không giúp người làm việc xấu. Tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại, không muốn giúp người và luôn luôn đố kỵ với người khác.”Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu”.Bạn tốt có ba loại: chính trực, thành thực, giỏi giang, đó là bạn có ích. Bạn xấu cũng có ba loại: đặt điều, lừa thầy phản bạn, miệng lưỡi lắt léo, đó là bạn có hại.”Tiểu bất nhẫn tất loạn đại mưu”.Đối với việc nhỏ mà không nhẫn nại kiềm chế, thì chắc chắn là làm hỏng việc lớn.”Thiếu chi thời, huyết khí vị định, giới chi tại sắc; cập kỳ tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại đắc”. Khi còn trẻ, khí huyết còn yếu nên từ bỏ luyến ái nữ sắc; khi cường tráng, khí huyết mạnh mẽ nên từ bỏ tính hiếu thắng; khi về già, khí huyết đã suy nên từ bỏ sự tham lam danh lợi.”Khoan tắc đắc chúng”. Người lãnh đạo có tấm lòng khoan dung độ lượng, thì chắc chắn được quần chúng tín nhiệm. “Bất hoạn vô vị, hoãn sở dĩ lập. Bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã”. Chẳng lo không có vị thế, điều phải lo là tự mình có khẳng định được không? Đừng lo không ai hiểu mình, chỉ cần mình không ngừng học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa.”Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thê thê”.Tấm lòng người quân tử bình thản, cử chỉ ung dung. Tiểu nhân lo được lo mất, nên luôn u sầu.”Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hành”.Quân tử khi nói năng có thể ấp úng nhưng xử lý công việc phải dứt khoát, nhanh nhẹn.”Công dục thiện kỳ sự, tất tiên lợi kỳ khí. Cự thị bang dã sự kỳ đại phu chi hiền giả, hữu kỳ sĩ chi nhân giả”.Cũng giống như công việc muốn thành công, hiệu quả thì trước hết phải có công cụ tốt, một người muốn có sự nghiệp chính trị, thì phải kết giao với những người có địa vị, có tri thức.”Vô dục tốc, vô kiến tiểu lợi. Dục tốc tắc bất đạt, kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành”. Không nên vội vàng mong thành công lớn, không nên cầu lợi nhỏ. Vội vàng hấp tấp cầu thành công thì không đạt được mục đích, chỉ nhìn thấy lợi nhỏ thì không làm được việc lớn.
- Mạnh Tử dạy : “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu”. Phú quí không xáo trộn lòng, bần tiện không đổi chí hướng, uy vũ không làm cho khuất phục, người như vậy được gọi là bậc đại trượng phu.
- Tuân Tử dạy: “Dữ nhân thiện ngôn, noãn vu bố bạch/ thương nhân dĩ ngôn, thâm vu mâu chiến”. Dùng lời nói tốt đẹp với người khác sẽ làm cho họ cảm thấy ấm lòng hơn là cho họ vải vóc lụa là. Dùng lời lẽ ác độc làm tổn thương người khác, vết thương còn sâu hơn, đau hơn so với mũi giáo đâm vào da thịt họ.”Thiện giả vu vật” Người biết lợi dụng điều kiện khách quan bao giờ cũng tài giỏi hơn người khác.”Nhân sinh bất năng vô quần. Quần nhi vô phận, tắc tranh. Tranh tắc loạn. Loạn tắc ly. Ly tắc nhược. Nhược bất năng thắng vật”.Trong cuộc sống con người là có tập thể.Trong tập thể không có chức phận thì sẽ có tranh chấp> Có tranh chấp sẽ rối loạn> Có rối loạn sẽ phân ly> Phân ly sẽ yếu đuối.> Yếu đuối thì không làm được gì.
- Mặc Tử dạy : “Quân tử bất kính vu thủy, nhi kính vu nhân. Kính vu thủy, kiến diện chi dung. Kính vu nhân, tắc tri cát hòa hung”. Nghĩa là : Người quân tử không dùng nước làm kính mà lấy người khác làm kính để nhìn nhận bản thân mình. Dùng nước để soi mình, chỉ thấy khuôn mặt mình thôi. Lấy người khác làm gương thì sẽ biết được ranh giới giữa tốt và xấu.
- Hàn Phi Tử - người chú trọng tư tưởng pháp gia chỉ ra ba tiêu chí trong lãnh đạo quản lý: “Pháp, Thế, Thuật”. Trước hết, người lãnh đạo phải gương mẫu chấp hành và điều hành theo pháp luật (Hiến pháp, Đạo luật, Điều lệ, Cương lĩnh, cũng như các qui chế, qui định cụ thể). Thứ hai là, phải có quyền thế, quyền hành theo cương vị xã hội trao cho. Thứ ba là, phải có nghệ thuật, sách lược, cách làm phù hợp với, điều kiện cụ thể. Pháp- Thế - Thuật trong mối quan hệ biện chứng để tạo nên uy tín và là cứu cánh của người lãnh đạo.
- Tôn Tử dạy : “Cố thượng binh phạt mưu, kì thứ phạt giao, kì thứ phạt binh, kì hạ công thành, công thành chi pháp, vi bất đắc dĩ”. Trong cuộc chiến, thượng sách là dùng mưu trí thắng địch, sau đó là thông qua đường ngoại giao, thấp hơn là dùng vũ lực tấn công. Hạ sách cuối cùng là đánh thành. Đó là cách bất đắc dĩ khi không còn cách nào khác.”Chủ bất khả dĩ nộ nhi hưng sư, tướng bất khả dĩ ôn nhi chí chiến, hợp vu lợi nhi động, bất hợp vu lợi nhi chỉ” . Một quân vương không thể nhất thời nóng nảy mà tiến binh, một vị tướng soái không thể nhất thời tức giận mà xuất chiến. Nếu phù hợp với lợi ích đất nước thì hành động, nếu ngược lại thì dừng ngay lại. “Dĩ trị đãi loạn, dĩ tĩnh đãi hóa, thử trị tâm giả dã” . Lấy sự nghiêm chỉnh của quân mình để đợi sự hỗn loạn của quân địch, lấy sự trấn tĩnh đợi sự hỗn loạn của kẻ địch. Đó là biện pháp trấn địch lòng quân. “Dĩ cận đãi viễn, dĩ dật đãi lao, dĩ bão đãi cơ”. Trong chiến trận chọn vị trí đón kẻ thù từ xa tới, lấy nghỉ ngơi chống lại sự mệt mỏi, lấy ấm no chống lại sự đói khát của quân địch.
- Ngô Khởi dạy :"Kiến khả nhi tiến, tri nan nhi toái”. Thấy ta hơn hẳn địch, có khả năng thắng được thì tiến. Ngược lại, thấy kẻ địch hơn ta nhiều điểm thì thoái.
-“Thất nhất túc tòng thiên cổ hận/ Tái hồi đầu thị bách niên thân”. Nghĩa là : Sai một bước, theo đó, là ngàn năm ôm hận/ Đến khi ngoảnh lại thì đã hết một đời người – trăm năm.
“ Nhất ngôn ký xuất/ Tứ mã nan truy”. Nghĩa là: Một lời nói ra, cỗ xe 4 ngựa khó đuổi kịp. Ở đời, lỡ lời là khó sửa nhất.
- “Tửu trung bất ngữ chân quân tử / Tài thượng phân minh thị trượng phu”. Nghĩa là: Giữa bữa rượu không nói bậy mới là người quân tử . Ngồi trên đống vàng mà phân chia một cách công bằng thì đích thị là trượng phu.
- “Quân tử hòa nhi bất đồng/ Tiểu nhân đồng nhi bất hòa”. Nghĩa là: Người quân tử giao hòa với nhau nhưng chưa hẳn đã đồng quan điểm, chí hướng. Ngược lại, kẻ tiểu nhân cùng chung sống nhưng thường xuyên xung khắc mâu thuẫn, tranh giành nhau.
-“ Tam dĩ tứ bất”. “Tam dĩ : Quốc dĩ dân vi bản. Dân dĩ thực vi tiên. Sự dĩ hòa vi quí “ ( Nước lấy dân làm gốc. Dân lấy điều có thật, điều hữu ích trong đời sống làm việc đầu tiên. Trong mọi quan hệ đều lấy môi trường hòa bình, hữu nghị làm điều quí nhất). “Tứ bất : Ngôn bất tận xuất. Lực bất tận dụng. Quyền bất tận thi. Lộc bất tận hưởng” (Không bao giờ nói nhiều, nói hết, vì như vậy sẽ lộ hết thiên cơ của mình. Không bao giờ sử dụng hết khả năng (sức lực, tiền bạc, của cải,…) của mình, bởi quá ngưỡng là nguy hiểm; bao giờ cũng phải để dành một phần dự trữ. Không bao giờ thi hành hết mọi quyền hạn của mình (cả quyền hạn trong gia đình và quyền hạn ngoài xã hội). Không được hưởng hết mọi cái lộc ở trên đời, bởi có tán mới có tụ.
- Bài thơ thiền của Phật hoàng Trần Nhân tông :
“ Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền”.
Nghĩa là: Ở đời hãy vui với lý tưởng, niềm tin, lẽ sống (cái đạo) của mình. Thích ai, hợp cái gì (duyên) thì thả lòng mình vào đó. Đói thì ăn, muốn ngủ thì ngủ. Cái gia bảo quí giá nhất là cái mình đã thành đạt nhờ ân đức tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình truyền lại và do kết quả tự mình phấn đấu. Không phải đi tìm viển vông ở đâu nữa. Đối với hoàn cảnh thì cứ vô tâm, không quan tâm đến những điều không cần thiết, mà vẫn thiền định.
- Bài thơ của Thiền sư Mãn Giá trước khi hóa:
“ Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trực nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”.
Nghĩa là: Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
- Bài thơ của Trần Tử Ngang:
“ Tiền bất kiến cố nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên hạ chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ”.
Nghĩa là: Người trước chẳng thấy đâu
Người sau càng mờ mịt
Ngẫm trời đất vô cùng
Riêng lòng đau, lệ chảy.
- Dương Bá Trạc - nhà Nho, nhà thơ, một trong những lãnh tụ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục - có một câu đối thật chí lý ở lăng mộ họ Dương ở Hải Dương : “ Tìm đất để chôn, nhất định có sinh thời có hóa / Đậy quan rồi mới biết, ngàn năm mai cốt chẳng mai danh “ .
- . . .
- “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Nghĩa là trời không phụ người tốt.

- “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Nghĩa là : Lấy cái bản chất, cái nguyên tắc không bao giờ thay đổi để ứng (đối phó) với cái vạn biến trong cuộc đời.
- “Kiến dị tác nan/ Kiến nan tác dị”. Nghĩa là: Ở đời mọi việc đứng ngoài nhìn thì dễ, nhưng khi làm thì khó. Ngược lại, có việc chưa làm thì thấy khó nhưng khi bắt tay làm thì thuận lợi. Điều này khắc phục cả hai loại tư tưởng tiêu cực: Hoặc là, chủ quan đơn giản, không học hỏi nghiên cứu thấu đáo mọi việc để làm; Hoặc là, ngại ngần không dám làm bất cứ điều gì.
- “Tri vi tri, bất tri vi bất tri, vị tri giả”. Nghĩa là: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết - Đó chính là người có hiểu biết!
- “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu/ Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”. Nghĩa là: Có cái lo thì lo trước thiên hạ. Có điều vui sướng, hạnh phúc thì hưởng sau thiên hạ.
- “Kiến ngãi bất vi vô dũng giã”. Nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người dũng cảm.
- “Bần gia tri hiếu tử/ Thế loạn thức trung thần”. Nghĩa là: Nhà nghèo mới biết con có hiếu. Khi nước có biến loạn (chiến tranh, đảo chính, loạn lạc), thì mới biết ai là người trung thành với Tổ quốc, với chế độ.
- “Bần cư trung thị vô nhân vấn/ Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. Nghĩa là: Nhà nghèo dù ở giữa thành phố cũng chẳng có ai đến thăm hỏi. Ngược lại, nhà giàu , ở vùng rừng núi vẫn luôn có người tìm đến giao hảo.
- “Họa hổ họa bì, nan họa cốt/ Tri nhân tri diện, bất tri tâm”. Nghĩa là: Vẽ hổ chỉ vẽ được bề ngoài, khó vẽ được bộ xương (kết cấu bên trong) của nó. Biết người chỉ biết được bề ngoài của họ, khó biết trong lòng (tâm địa, bản chất) họ thế nào.
- “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” Nghĩa là: Có điều gì không tốt xảy ra, thì trước hết phải tự trách mình; Sau đó mới trách người khác.
- “Hàm huyết phún nhân, tiên ô ngã khẩu”. Nghĩa là: Những người ngậm máu phun người, thì trước hết là họ tự làm bẩn miệng mình (ngã khẩu).
- “Phú tắc dịch giao” Nghĩa là: Con người ta khi giàu có rồi thì thường là thay đổi lối sống, thay đổi các mối quan hệ.
- “Giang sơn dị đảo/ Bản tính nan di”.Nghĩa là: Sông núi có thể thay đổi được. Nhưng không thể thay đổi được bản tính của một con người.
- “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ/ Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Nghĩa là: Con người ta có duyên với nhau thì có cách nhau nghìn dặm cũng có thể thường xuyên gặp gỡ (trực tiếp hoặc gián tiếp). Ngược lại, không hợp duyên nhau thì ở ngay trước mặt cũng chẳng hợp tác được.
- “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu/ Thoại bất đầu cơ nhất cú đa”. Nghĩa là: Bạn tri kỷ gặp nhau thì uống với nhau nghìn chén rượu còn là ít. Nói chuyện với nhau mà không hợp thì một câu cũng đã là nhiều (là thừa).
- “Nhân bất khả hữu khinh ngạo thái/ Nhiên, bất khả vô khinh ngạo cốt”. Nghĩa là: Con người chẳng ra gì, nếu có thái độ coi khinh người khác; Ngược lại, con người cũng chẳng ra gì nếu trong lòng, trong cốt cách của họ không có sự khinh miệt, lên án những cái xấu ở đời.
- “Nhân bất khả vô sỉ”. Nghĩa là: Người không biết xấu hổ là người không ra gì.
- “Nhân bất học bất tri lý/ Ấu bất học lão hà vi”. Nghĩa là: Người không học thì không biết tri thức, lý luận. Khi còn trẻ không học thì lớn lên chẳng làm được gì, dù là việc nhỏ.
- “Nhân bất học bất tri lý/Ngọc bất trác bất thành khí”. Nghĩa là: Người không học không biết gì. Ngọc không mài cũng không sáng, không thành thành của quí được.
- “Nhân tham tài chi tử/ Điểu tham thực chi vong”. Nghĩa là: Con người tham lam tiền bạc bất chính cũng sẽ chết như con chim tham miếng mồi câu nhử.
- “Thanh bất thanh trung hương thủy /Thân bất thân cố hương nhân”. Nghĩa là: Nước tuy trong nhưng chưa chắc đã sạch nếu nước đó chảy từ trong làng ra. Gặp người cùng quê cũ, tưởng là thân nhưng chưa chắc đã thân, vì nhân cách, trí tuệ, nhu cầu thẩm mỹ…khác nhau.
- “Nhẫn nhất khắc phong bình lãng tịnh / Thoái nhất bộ hải khoát thiên không” Nghĩa là: Kiên trì, nhẫn nại, nhẫn nhục trong một khoảnh khắc (thời điểm) nhất định, thì mọi khó khăn sẽ qua đi (gió yên, sóng lặng). Lùi một bước, thì trước mặt mình là trời biển mênh mông. Tóm lại, ở đời, con người có sự kiên trì nhẫn nại - thậm chí chịu thua thiệt - trong một thời gian, không gian, sự việc, hoàn cảnh nào đó, thì rồi sẽ vượt qua mọi thử thách gian nan, giành thắng lợi về sau.

- Trần Bích San : “Trí thân trực dục cao thiên nhận
Xử thế tu đương hạ nhất tầng”
Nghĩa là: Lập thân những muốn cao nghìn trượng
Xử thế mình nên hạ một tầng.
“ Hữu tri phi nan, nan tri đáo
Vô danh bất hoạn, hoạn danh phù”
Nghĩa là: Để biết một việc gì đó thì học tập sẽ được, không khó. Nhưng cái khó là biết được một cách thấu đáo, thật giỏi, thật xuất sắc trong lĩnh vực đó. Ở đời không có danh tiếng, chức vị gì thì điều đó là bình thường, không phải là hoạn nạn. Cái hoạn nạn chính là ở chỗ : có cái danh phù phiếm, dởm giả, hư vinh, không thực chất.
- Phan Châu Trinh (có người nói là Huỳnh Thúc Kháng) : “ Đấng trượng phu tùy ngộ nhi an/ Tố hoạn nạn, hoành hồ hoạn nạn”. Nghĩa là: Ở đời đấng trượng phu khi gặp cảnh ngộ, hãy tùy hoàn cảnh cụ thể, chọn cho mình một chốn an toàn. Khi gặp hoạn nạn, thì tuyệt nhiên không được băng qua hoạn nạn vì rất nguy hiểm, mà là phải vòng tránh hoạn nạn, cuối cùng cũng tới được đích.
- Nguyễn Văn Siêu (Thần Siêu): “Lập nhân tiêu biểu khai nhân chính / Độ thế tân lương giác thế quan”. Làm người, tiêu biểu nhất là những người khai mở ra những con người chân chính. Xuống đời, người lương thiện nhất là người mở ra thế giới quan cho một lớp người.
- Lão Tử dạy: “ Vô vi nhi trị”. Nghĩa là trong quản lý, lãnh đạo không làm điều gì trái tự nhiên - trái qui luật tự nhiên. “Công thành thân thoái”. Nghĩa là: Công danh thành đạt biết thế mà dừng lại, là thuận theo cách của tự nhiên. “Xí giả bất lập/Khóa giả bất thành”. Nghĩa là: Nhón gót không đứng được lâu. Xoạc chân ra thì không bước được nữa. “Tri nhân giả trí/ Tự tri giả minh”. Nghĩa là :
Kẻbiếtngườikhác là người có trí tuệ; kẻ tự biết mình là người anh minh, sáng suốt.”Tri túc thường lạc” hoặc “ Sự năng tri túc tâm thường lạc/ Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao” Nghĩa là: Người biết thế nào là đủ và thỏa mãn với cái đủ đó, thì mới thấy vui vẻ, thoải mái, lạc quan. “Phúc họa tương y”. Nghĩa là trong phúc có họa, trong họa có phúc. Đó là sự biến hóa tuần hoàn. “Vi chi ư vị hữu/ Trị chi ư vị loạn” . Nghĩa là: Hãy kịp thời phát hiện và giải quyết những hiểm nguy khi nó mới phát sinh. “Thiên lý chi hành/ Thủy ư túc hạ” . Nghĩa là: Có muốn đi xa ngàn dặm cũng phải bắt đầu từ những bước chân.”Thận chung như thủy”. Nghĩa là: Luôn luôn cẩn thận từ đầu đến cuối. Như vậy thì không sợ bị thất bại.
- Trang Tử dạy : “Danh chỉ vô thực, nghĩa thiết vu thích”. Danh và thực phải phù hợp với nhau. Làm việc phải thích hợp với đặc tính của sự việc. Có như vậy mới thành công.”Học hải vô nhai, cần học bất chuyết”.Đời người có hạn nhưng kiến thức thì vô cùng.”Đại mỹ bất ngôn, thành lý bất thuyết”.Cái tuyệt đẹp cũng như lý luận đúng tự nó không cần nói nhiều.
- Khổng Tử dạy :”Tri kỳ bất khả nhi vi tri”. Ban đầu biết là không thể làm, nhưng kiên trì làm thì vẫn làm được.”Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư”. Trong ba người đi đường, nhất định có người mà mình đáng học tập.”Dĩ thân tác tắc” .Người lãnh đạo phải đưa mình vào kỷ cương, nguyên tắc - phải mô phạm, làm gương thì người khác mới tuân theo.“ Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Cái gì mình không muốn thì đừng bắt người khác phải làm. (Cái mình không muốn thì đừng trao cho người khác).”Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác. Tiểu nhân phản thị”.Người quân tử giúp người làm việc tốt, không giúp người làm việc xấu. Tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại, không muốn giúp người và luôn luôn đố kỵ với người khác.”Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu”.Bạn tốt có ba loại: chính trực, thành thực, giỏi giang, đó là bạn có ích. Bạn xấu cũng có ba loại: đặt điều, lừa thầy phản bạn, miệng lưỡi lắt léo, đó là bạn có hại.”Tiểu bất nhẫn tất loạn đại mưu”.Đối với việc nhỏ mà không nhẫn nại kiềm chế, thì chắc chắn là làm hỏng việc lớn.”Thiếu chi thời, huyết khí vị định, giới chi tại sắc; cập kỳ tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại đắc”. Khi còn trẻ, khí huyết còn yếu nên từ bỏ luyến ái nữ sắc; khi cường tráng, khí huyết mạnh mẽ nên từ bỏ tính hiếu thắng; khi về già, khí huyết đã suy nên từ bỏ sự tham lam danh lợi.”Khoan tắc đắc chúng”. Người lãnh đạo có tấm lòng khoan dung độ lượng, thì chắc chắn được quần chúng tín nhiệm. “Bất hoạn vô vị, hoãn sở dĩ lập. Bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã”. Chẳng lo không có vị thế, điều phải lo là tự mình có khẳng định được không? Đừng lo không ai hiểu mình, chỉ cần mình không ngừng học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa.”Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thê thê”.Tấm lòng người quân tử bình thản, cử chỉ ung dung. Tiểu nhân lo được lo mất, nên luôn u sầu.”Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hành”.Quân tử khi nói năng có thể ấp úng nhưng xử lý công việc phải dứt khoát, nhanh nhẹn.”Công dục thiện kỳ sự, tất tiên lợi kỳ khí. Cự thị bang dã sự kỳ đại phu chi hiền giả, hữu kỳ sĩ chi nhân giả”.Cũng giống như công việc muốn thành công, hiệu quả thì trước hết phải có công cụ tốt, một người muốn có sự nghiệp chính trị, thì phải kết giao với những người có địa vị, có tri thức.”Vô dục tốc, vô kiến tiểu lợi. Dục tốc tắc bất đạt, kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành”. Không nên vội vàng mong thành công lớn, không nên cầu lợi nhỏ. Vội vàng hấp tấp cầu thành công thì không đạt được mục đích, chỉ nhìn thấy lợi nhỏ thì không làm được việc lớn.
- Mạnh Tử dạy : “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu”. Phú quí không xáo trộn lòng, bần tiện không đổi chí hướng, uy vũ không làm cho khuất phục, người như vậy được gọi là bậc đại trượng phu.
- Tuân Tử dạy: “Dữ nhân thiện ngôn, noãn vu bố bạch/ thương nhân dĩ ngôn, thâm vu mâu chiến”. Dùng lời nói tốt đẹp với người khác sẽ làm cho họ cảm thấy ấm lòng hơn là cho họ vải vóc lụa là. Dùng lời lẽ ác độc làm tổn thương người khác, vết thương còn sâu hơn, đau hơn so với mũi giáo đâm vào da thịt họ.”Thiện giả vu vật” Người biết lợi dụng điều kiện khách quan bao giờ cũng tài giỏi hơn người khác.”Nhân sinh bất năng vô quần. Quần nhi vô phận, tắc tranh. Tranh tắc loạn. Loạn tắc ly. Ly tắc nhược. Nhược bất năng thắng vật”.Trong cuộc sống con người là có tập thể.Trong tập thể không có chức phận thì sẽ có tranh chấp> Có tranh chấp sẽ rối loạn> Có rối loạn sẽ phân ly> Phân ly sẽ yếu đuối.> Yếu đuối thì không làm được gì.
- Mặc Tử dạy : “Quân tử bất kính vu thủy, nhi kính vu nhân. Kính vu thủy, kiến diện chi dung. Kính vu nhân, tắc tri cát hòa hung”. Nghĩa là : Người quân tử không dùng nước
làmkính mà lấy người khác làm kính để nhìn nhận bản thân mình. Dùng nước để soi mình, chỉ thấy khuôn mặt mình thôi. Lấy người khác làm gương thì sẽ biết được ranh giới giữa tốt và xấu.
- Hàn Phi Tử - người chú trọng tư tưởng pháp gia chỉ ra ba tiêu chí trong lãnh đạo quản lý: “Pháp, Thế, Thuật”. Trước hết, người lãnh đạo phải gương mẫu chấp hành và điều hành theo pháp luật (Hiến pháp, Đạo luật, Điều lệ, Cương lĩnh, cũng như các qui chế, qui định cụ thể). Thư hai là, phải có quyền thế, quyền hành theo cương vị xã hội trao cho. Thứ ba là, phải có nghệ thuật, sách lược, cách làm phù hợp với, điều kiện cụ thể. Pháp- Thế - Thuật trong mối quan hệ biện chứng để tạo nên uy tín và là cứu cánh của người lãnh đạo.
- Tôn Tử dạy : “Cố thượng binh phạt mưu, kì thứ phạt giao, kì thứ phạt binh, kì hạ công thành, công thành chi pháp, vi bất đắc dĩ”. Trong cuộc chiến, thượng sách là dùng mưu trí thắng địch, sau đó là thông qua đường ngoại giao, thấp hơn là dùng vũ lực tấn công. Hạ sách cuối cùng là đánh thành. Đó là cách bất đắc dĩ khi không còn cách nào khác.”Chủ bất khả dĩ nộ nhi hưng sư, tướng bất khả dĩ ôn nhi chí chiến, hợp vu lợi nhi động, bất hợp vu lợi nhi chỉ” . Một quân vương không thể nhất thời nóng nảy mà tiến binh, một vị tướng soái không thể nhất thời tức giận mà xuất chiến. Nếu phù hợp với lợi ích đất nước thì hành động, nếu ngược lại thì dừng ngay lại. “Dĩ trị đãi loạn, dĩ tĩnh đãi hóa, thử trị tâm giả dã” . Lấy sự nghiêm chỉnh của quân mình để đợi sự hỗn loạn của quân địch, lấy sự trấn tĩnh đợi sự hỗn loạn của kẻ địch. Đó là biện pháp trấn địch lòng quân. “Dĩ cận đãi viễn, dĩ dật đãi lao, dĩ bão đãi cơ”. Trong chiến trận chọn vị trí đón kẻ thù từ xa tới, lấy nghỉ ngơi chống lại sự mệt mỏi, lấy ấm no chống lại sự đói khát của quân địch.
- Ngô Khởi dạy :”Kiến khả nhi tiến, tri nan nhi toái”. Thấy ta hơn hẳn địch, có khả năng thắng được thì tiến. Ngược lại, thấy kẻ địch hơn ta nhiều điểm thì thoái.

-“Thất nhất túc tòng thiên cổ hận/ Tái hồi đầu thị bách niên thân”. Nghĩa là : Sai một bước, theo đó, là ngàn năm ôm hận/ Đến khi ngoảnh lại thì đã hết một đời người – trăm năm.
“ Nhất ngôn ký xuất/ Tứ mã nan truy”. Nghĩa là: Một lời nói ra, cỗ xe 4 ngựa khó đuổi kịp. Ở đời, lỡ lời là khó sửa nhất.
- “Tửu trung bất ngữ chân quân tử / Tài thượng phân minh thị trượng phu”. Nghĩa là: Giữa bữa rượu không nói bậy mới là người quân tử . Ngồi trên đống vàng mà phân chia một cách công bằng thì đích thị là trượng phu.
- “Quân tử hòa nhi bất đồng/ Tiểu nhân đồng nhi bất hòa”. Nghĩa là: Người quân tử giao hòa với nhau nhưng chưa hẳn đã đồng quan điểm, chí hướng. Ngược lại, kẻ tiểu nhân cùng chung sống nhưng thường xuyên xung khắc mâu thuẫn, tranh giành nhau.
-“ Tam dĩ tứ bất”. “Tam dĩ : Quốc dĩ dân vi bản. Dân dĩ thực vi tiên. Sự dĩ hòa vi quí “ ( Nước lấy dân làm gốc. Dân lấy điều có thật, điều hữu ích trong đời sống làm việc đầu tiên. Trong mọi quan hệ đều lấy môi trường hòa bình, hữu nghị làm điều quí nhất). “Tứ bất : Ngôn bất tận xuất. Lực bất tận dụng. Quyền bất tận thi. Lộc bất tận hưởng” (Không bao giờ nói nhiều, nói hết, vì như vậy sẽ lộ hết thiên cơ của mình. Không bao giờ sử dụng hết khả năng (sức lực, tiền bạc, của cải,…) của mình, bởi quá ngưỡng là nguy hiểm; bao giờ cũng phải để dành một phần dự trữ. Không bao giờ thi hành hết mọi quyền hạn của mình (cả quyền hạn trong gia đình và quyền hạn ngoài xã hội). Không được hưởng hết mọi cái lộc ở trên đời, bởi có tán mới có tụ.
- Bài thơ thiền của Phật hoàng Trần Nhân tông :
“ Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền”.
Nghĩa là: Ở đời hãy vui với lý tưởng, niềm tin, lẽ sống (cái đạo) của mình. Thích ai, hợp cái gì (duyên) thì thả lòng mình vào đó. Đói thì ăn, muốn ngủ thì ngủ. Cái gia bảo quí giá nhất là cái mình đã thành đạt nhờ ân đức tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình truyền lại và do kết quả tự mình phấn đấu. Không phải đi tìm viển vông ở đâu nữa. Đối với hoàn cảnh thì cứ vô tâm, không quan tâm đến những điều không cần thiết, mà vẫn thiền định.
- Bài thơ của Thiền sư Mãn Giá trước khi hóa:
“ Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trực nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”.
Nghĩa là: Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
- Bài thơ của Trần Tử Ngang:
“ Tiền bất kiến cố nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên hạ chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ”.
Nghĩa là: Người trước chẳng thấy đâu
Người sau càng mờ mịt
Ngẫm trời đất vô cùng
Riêng lòng đau, lệ chảy.
- Dương Bá Trạc - nhà Nho, nhà thơ, một trong những lãnh tụ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục - có một câu đối thật chí lý ở lăng mộ họ Dương ở Hải Dương : “ Tìm đất để chôn, nhất định có sinh thời có hóa / Đậy quan rồi mới biết, ngàn năm mai cốt chẳng mai danh “ .
- . . .LỜI DẠY TIỀN NHÂN

LỜI DẠY TIỀN NHÂN - HỌC HỎI, SUY NGẪM



- “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Nghĩa là trời không phụ người tốt.
- “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Nghĩa là : Lấy cái bản chất, cái nguyên tắc không bao giờ thay đổi để ứng (đối phó) với cái vạn biến trong cuộc đời.
- “Kiến dị tác nan/ Kiến nan tác dị”. Nghĩa là: Ở đời mọi việc đứng ngoài nhìn thì dễ, nhưng khi làm thì khó. Ngược lại, có việc chưa làm thì thấy khó nhưng khi bắt tay làm thì thuận lợi. Điều này khắc phục cả hai loại tư tưởng tiêu cực: Hoặc là, chủ quan đơn giản, không học hỏi nghiên cứu thấu đáo mọi việc để làm; Hoặc là, ngại ngần không dám làm bất cứ điều gì.
- “Tri vi tri, bất tri vi bất tri, vị tri giả”. Nghĩa là: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết - Đó chính là người có hiểu biết!
- “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu/ Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”. Nghĩa là: Có cái lo thì lo trước thiên hạ. Có điều vui sướng, hạnh phúc thì hưởng sau thiên hạ.
- “Kiến ngãi bất vi vô dũng giã”. Nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người dũng cảm.
- “Bần gia tri hiếu tử/ Thế loạn thức trung thần”. Nghĩa là: Nhà nghèo mới biết con có hiếu. Khi nước có biến loạn (chiến tranh, đảo chính, loạn lạc), thì mới biết ai là người trung thành với Tổ quốc, với chế độ.
- “Bần cư trung thị vô nhân vấn/ Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. Nghĩa là: Nhà nghèo dù ở giữa thành phố cũng chẳng có ai đến thăm hỏi. Ngược lại, nhà giàu , ở vùng rừng núi vẫn luôn có người tìm đến giao hảo.
- “Họa hổ họa bì, nan họa cốt/ Tri nhân tri diện, bất tri tâm”. Nghĩa là: Vẽ hổ chỉ vẽ được bề ngoài, khó vẽ được bộ xương (kết cấu bên trong) của nó. Biết người chỉ biết được bề ngoài của họ, khó biết trong lòng (tâm địa, bản chất) họ thế nào.
- “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” Nghĩa là: Có điều gì không tốt xảy ra, thì trước hết phải tự trách mình; Sau đó mới trách người khác.
- “Hàm huyết phún nhân, tiên ô ngã khẩu”. Nghĩa là: Những người ngậm máu phun người, thì trước hết là họ tự làm bẩn miệng mình (ngã khẩu).
- “Phú tắc dịch giao” Nghĩa là: Con người ta khi giàu có rồi thì thường là thay đổi lối sống, thay đổi các mối quan hệ.
- “Giang sơn dị đảo/ Bản tính nan di”.Nghĩa là: Sông núi có thể thay đổi được. Nhưng không thể thay đổi được bản tính của một con người.
- “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ/ Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Nghĩa là: Con người ta có duyên với nhau thì có cách nhau nghìn dặm cũng có thể thường xuyên gặp gỡ (trực tiếp hoặc gián tiếp). Ngược lại, không hợp duyên nhau thì ở ngay trước mặt cũng chẳng hợp tác được.
- “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu/ Thoại bất đầu cơ nhất cú đa”. Nghĩa là: Bạn tri kỷ gặp nhau thì uống với nhau nghìn chén rượu còn là ít. Nói chuyện với nhau mà không hợp thì một câu cũng đã là nhiều (là thừa).
- “Nhân bất khả hữu khinh ngạo thái/ Nhiên, bất khả vô khinh ngạo cốt”. Nghĩa là: Con người chẳng ra gì, nếu có thái độ coi khinh người khác; Ngược lại, con người cũng chẳng ra gì nếu trong lòng, trong cốt cách của họ không có sự khinh miệt, lên án những cái xấu ở đời.
- “Nhân bất khả vô sỉ”. Nghĩa là: Người không biết xấu hổ là người không ra gì.
- “Nhân bất học bất tri lý/ Ấu bất học lão hà vi”. Nghĩa là: Người không học thì không biết tri thức, lý luận. Khi còn trẻ không học thì lớn lên chẳng làm được gì, dù là việc nhỏ.
- “Nhân bất học bất tri lý/Ngọc bất trác bất thành khí”. Nghĩa là: Người không học không biết gì. Ngọc không mài cũng không sáng, không thành thành của quí được.
- “Nhân tham tài chi tử/ Điểu tham thực chi vong”. Nghĩa là: Con người tham lam tiền bạc bất chính cũng sẽ chết như con chim tham miếng mồi câu nhử.
- “Thanh bất thanh trung hương thủy /Thân bất thân cố hương nhân”. Nghĩa là: Nước tuy trong nhưng chưa chắc đã sạch nếu nước đó chảy từ trong làng ra. Gặp người cùng quê cũ, tưởng là thân nhưng chưa chắc đã thân, vì nhân cách, trí tuệ, nhu cầu thẩm mỹ…khác nhau.
- “Nhẫn nhất khắc phong bình lãng tịnh / Thoái nhất bộ hải khoát thiên không” Nghĩa là: Kiên trì, nhẫn nại, nhẫn nhục trong một khoảnh khắc (thời điểm) nhất định, thì mọi khó khăn sẽ qua đi (gió yên, sóng lặng). Lùi một bước, thì trước mặt mình là trời biển mênh mông. Tóm lại, ở đời, con người có sự kiên trì nhẫn nại - thậm chí chịu thua thiệt - trong một thời gian, không gian, sự việc, hoàn cảnh nào đó, thì rồi sẽ vượt qua mọi thử thách gian nan, giành thắng lợi về sau.

- Tam nguyên Trần Bích San : “Trí thân trực dục cao thiên nhận / Xử thế tu đương hạ nhất tầng”. Nghĩa là: Lập thân những muốn cao nghìn trượng / Xử thế mình nên hạ một tầng.
Cụ Trần Doãn Đạt thân phụ Tam nguyên Trần Bích San, răn dạy con trai
“ Hữu thức phi nan, nan thức đáo
Vô danh bất hoạn, hoạn danh phù”
Nghĩa là: Để biết một việc gì đó thì học tập sẽ được, không khó. Nhưng cái khó là biết được một cách thấu đáo, thật giỏi, thật xuất sắc trong lĩnh vực đó. Ở đời không có danh tiếng, chức vị gì thì điều đó là bình thường, không phải là hoạn nạn. Cái hoạn nạn chính là ở chỗ : có cái danh phù phiếm, dởm giả, hư vinh, không thực chất.
- Phan Châu Trinh (có người nói là Huỳnh Thúc Kháng) : “ Đấng trượng phu tùy ngộ nhi an/ Tố hoạn nạn, hoành hồ hoạn nạn”. Nghĩa là: Ở đời đấng trượng phu khi gặp cảnh ngộ, hãy tùy hoàn cảnh cụ thể, chọn cho mình một chốn an toàn. Khi gặp hoạn nạn, thì tuyệt nhiên không được băng qua hoạn nạn vì rất nguy hiểm, mà là phải vòng tránh hoạn nạn, cuối cùng cũng tới được đích.
- Nguyễn Văn Siêu (Thần Siêu): “Lập nhân tiêu biểu khai nhân chính / Độ thế tân lương giác thế quan”. Làm người, tiêu biểu nhất là những người khai mở ra những con người chân chính. Xuống đời, người lương thiện nhất là người mở ra thế giới quan cho một lớp người.
- Lão Tử dạy: “ Vô vi nhi trị”. Nghĩa là trong quản lý, lãnh đạo không làm điều gì trái tự nhiên - trái qui luật tự nhiên. “Công thành thân thoái”. Nghĩa là: Công danh thành đạt biết thế mà dừng lại, là thuận theo cách của tự nhiên. “Xí giả bất lập/Khóa giả bất thành”. Nghĩa là: Nhón gót không đứng được lâu. Xoạc chân ra thì không bước được nữa. “Tri nhân giả trí/ Tự rtri giả minh”. Nghĩa là:
Kẻ biết người khác là người có trí tuệ; kẻ tự biết mình là người anh minh, sáng suốt. ”Tri túc thường lạc” hoặc “ Sự năng tri túc tâm thường lạc/ Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao” Nghĩa là: Người biết thế nào là đủ và thỏa mãn với cái đủ đó, thì mới thấy vui vẻ, thoải mái, lạc quan. “Phúc họa tương y”. Nghĩa là trong phúc có họa, trong họa có phúc. Đó là sự biến hóa tuần hoàn. “Vi chi ư vị hữu/ Trị chi ư vị loạn” . Nghĩa là: Hãy kịp thời phát hiện và giải quyết những hiểm nguy khi nó mới phát sinh. “Thiên lý chi hành/ Thủy ư túc hạ” . Nghĩa là: Có muốn đi xa ngàn dặm cũng phải bắt đầu từ những bước chân.”Thận chung như thủy”. Nghĩa là: Luôn luôn cẩn thận từ đầu đến cuối. Như vậy thì không sợ bị thất bại.
- Trang Tử dạy : “Danh chỉ vô thực, nghĩa thiết vu thích”. Danh và thực phải phù hợp với nhau. Làm việc phải thích hợp với đặc tính của sự việc. Có như vậy mới thành công.”Học hải vô nhai, cần học bất chuyết”.Đời người có hạn nhưng kiến thức thì vô cùng.”Đại mỹ bất ngôn, thành lý bất thuyết”.Cái tuyệt đẹp cũng như lý luận đúng tự nó không cần nói nhiều.
- Khổng Tử dạy :”Tri kỳ bất khả nhi vi tri”. Ban đầu biết là không thể làm, nhưng kiên trì làm thì vẫn làm được.”Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư”. Trong ba người đi đường, nhất định có người mà mình đáng học tập.”Dĩ thân tác tắc” .Người lãnh đạo phải đưa mình vào kỷ cương, nguyên tắc - phải mô phạm, làm gương thì người khác mới tuân theo.“ Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Cái gì mình không muốn thì đừng bắt người khác phải làm. (Cái mình không muốn thì đừng trao cho người khác).”Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác. Tiểu nhân phản thị”.Người quân tử giúp người làm việc tốt, không giúp người làm việc xấu. Tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại, không muốn giúp người và luôn luôn đố kỵ với người khác.”Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu”.Bạn tốt có ba loại: chính trực, thành thực, giỏi giang, đó là bạn có ích. Bạn xấu cũng có ba loại: đặt điều, lừa thầy phản bạn, miệng lưỡi lắt léo, đó là bạn có hại.”Tiểu bất nhẫn tất loạn đại mưu”.Đối với việc nhỏ mà không nhẫn nại kiềm chế, thì chắc chắn là làm hỏng việc lớn.”Thiếu chi thời, huyết khí vị định, giới chi tại sắc; cập kỳ tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại đắc”. Khi còn trẻ, khí huyết còn yếu nên từ bỏ luyến ái nữ sắc; khi cường tráng, khí huyết mạnh mẽ nên từ bỏ tính hiếu thắng; khi về già, khí huyết đã suy nên từ bỏ sự tham lam danh lợi.”Khoan tắc đắc chúng”. Người lãnh đạo có tấm lòng khoan dung độ lượng, thì chắc chắn được quần chúng tín nhiệm. “Bất hoạn vô vị, hoãn sở dĩ lập. Bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã”. Chẳng lo không có vị thế, điều phải lo là tự mình có khẳng định được không? Đừng lo không ai hiểu mình, chỉ cần mình không ngừng học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa.”Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thê thê”.Tấm lòng người quân tử bình thản, cử chỉ ung dung. Tiểu nhân lo được lo mất, nên luôn u sầu.”Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hành”.Quân tử khi nói năng có thể ấp úng nhưng xử lý công việc phải dứt khoát, nhanh nhẹn.”Công dục thiện kỳ sự, tất tiên lợi kỳ khí. Cự thị bang dã sự kỳ đại phu chi hiền giả, hữu kỳ sĩ chi nhân giả”.Cũng giống như công việc muốn thành công, hiệu quả thì trước hết phải có công cụ tốt, một người muốn có sự nghiệp chính trị, thì phải kết giao với những người có địa vị, có tri thức.”Vô dục tốc, vô kiến tiểu lợi. Dục tốc tắc bất đạt, kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành”. Không nên vội vàng mong thành công lớn, không nên cầu lợi nhỏ. Vội vàng hấp tấp cầu thành công thì không đạt được mục đích, chỉ nhìn thấy lợi nhỏ thì không làm được việc lớn.
- Mạnh Tử dạy : “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu”. Phú quí không xáo trộn lòng, bần tiện không đổi chí hướng, uy vũ không làm cho khuất phục, người như vậy được gọi là bậc đại trượng phu.
- Tuân Tử dạy: “Dữ nhân thiện ngôn, noãn vu bố bạch/ thương nhân dĩ ngôn, thâm vu mâu chiến”. Dùng lời nói tốt đẹp với người khác sẽ làm cho họ cảm thấy ấm lòng hơn là cho họ vải vóc lụa là. Dùng lời lẽ ác độc làm tổn thương người khác, vết thương còn sâu hơn, đau hơn so với mũi giáo đâm vào da thịt họ.”Thiện giả vu vật” Người biết lợi dụng điều kiện khách quan bao giờ cũng tài giỏi hơn người khác.”Nhân sinh bất năng vô quần. Quần nhi vô phận, tắc tranh. Tranh tắc loạn. Loạn tắc ly. Ly tắc nhược. Nhược bất năng thắng vật”.Trong cuộc sống con người là có tập thể.Trong tập thể không có chức phận thì sẽ có tranh chấp> Có tranh chấp sẽ rối loạn> Có rối loạn sẽ phân ly> Phân ly sẽ yếu đuối.> Yếu đuối thì không làm được gì.
- Mặc Tử dạy : “Quân tử bất kính vu thủy, nhi kính vu nhân. Kính vu thủy, kiến diện chi dung. Kính vu nhân, tắc tri cát hòa hung”. Nghĩa là : Người quân tử không dùng nước làm kính mà lấy người khác làm kính để nhìn nhận bản thân mình. Dùng nước để soi mình, chỉ thấy khuôn mặt mình thôi. Lấy người khác làm gương thì sẽ biết được ranh giới giữa tốt và xấu.
- Hàn Phi Tử - người chú trọng tư tưởng pháp gia chỉ ra ba tiêu chí trong lãnh đạo quản lý: “Pháp, Thế, Thuật”. Trước hết, người lãnh đạo phải gương mẫu chấp hành và điều hành theo pháp luật (Hiến pháp, Đạo luật, Điều lệ, Cương lĩnh, cũng như các qui chế, qui định cụ thể). Thứ hai là, phải có quyền thế, quyền hành theo cương vị xã hội trao cho. Thứ ba là, phải có nghệ thuật, sách lược, cách làm phù hợp với, điều kiện cụ thể. Pháp- Thế - Thuật trong mối quan hệ biện chứng để tạo nên uy tín và là cứu cánh của người lãnh đạo.
- Tôn Tử dạy : “Cố thượng binh phạt mưu, kì thứ phạt giao, kì thứ phạt binh, kì hạ công thành, công thành chi pháp, vi bất đắc dĩ”. Trong cuộc chiến, thượng sách là dùng mưu trí thắng địch, sau đó là thông qua đường ngoại giao, thấp hơn là dùng vũ lực tấn công. Hạ sách cuối cùng là đánh thành. Đó là cách bất đắc dĩ khi không còn cách nào khác.”Chủ bất khả dĩ nộ nhi hưng sư, tướng bất khả dĩ ôn nhi chí chiến, hợp vu lợi nhi động, bất hợp vu lợi nhi chỉ” . Một quân vương không thể nhất thời nóng nảy mà tiến binh, một vị tướng soái không thể nhất thời tức giận mà xuất chiến. Nếu phù hợp với lợi ích đất nước thì hành động, nếu ngược lại thì dừng ngay lại. “Dĩ trị đãi loạn, dĩ tĩnh đãi hóa, thử trị tâm giả dã” . Lấy sự nghiêm chỉnh của quân mình để đợi sự hỗn loạn của quân địch, lấy sự trấn tĩnh đợi sự hỗn loạn của kẻ địch. Đó là biện pháp trấn địch lòng quân. “Dĩ cận đãi viễn, dĩ dật đãi lao, dĩ bão đãi cơ”. Trong chiến trận chọn vị trí đón kẻ thù từ xa tới, lấy nghỉ ngơi chống lại sự mệt mỏi, lấy ấm no chống lại sự đói khát của quân địch.
- Ngô Khởi dạy :"Kiến khả nhi tiến, tri nan nhi toái”. Thấy ta hơn hẳn địch, có khả năng thắng được thì tiến. Ngược lại, thấy kẻ địch hơn ta nhiều điểm thì thoái.
-“Thất nhất túc tòng thiên cổ hận/ Tái hồi đầu thị bách niên thân”. Nghĩa là : Sai một bước, theo đó, là ngàn năm ôm hận/ Đến khi ngoảnh lại thì đã hết một đời người – trăm năm.
“ Nhất ngôn ký xuất/ Tứ mã nan truy”. Nghĩa là: Một lời nói ra, cỗ xe 4 ngựa khó đuổi kịp. Ở đời, lỡ lời là khó sửa nhất.
- “Tửu trung bất ngữ chân quân tử / Tài thượng phân minh thị trượng phu”. Nghĩa là: Giữa bữa rượu không nói bậy mới là người quân tử . Ngồi trên đống vàng mà phân chia một cách công bằng thì đích thị là trượng phu.
- “Quân tử hòa nhi bất đồng/ Tiểu nhân đồng nhi bất hòa”. Nghĩa là: Người quân tử giao hòa với nhau nhưng chưa hẳn đã đồng quan điểm, chí hướng. Ngược lại, kẻ tiểu nhân cùng chung sống nhưng thường xuyên xung khắc mâu thuẫn, tranh giành nhau.
-“ Tam dĩ tứ bất”. “Tam dĩ : Quốc dĩ dân vi bản. Dân dĩ thực vi tiên. Sự dĩ hòa vi quí “ ( Nước lấy dân làm gốc. Dân lấy điều có thật, điều hữu ích trong đời sống làm việc đầu tiên. Trong mọi quan hệ đều lấy môi trường hòa bình, hữu nghị làm điều quí nhất). “Tứ bất : Ngôn bất tận xuất. Lực bất tận dụng. Quyền bất tận thi. Lộc bất tận hưởng” (Không bao giờ nói nhiều, nói hết, vì như vậy sẽ lộ hết thiên cơ của mình. Không bao giờ sử dụng hết khả năng (sức lực, tiền bạc, của cải,…) của mình, bởi quá ngưỡng là nguy hiểm; bao giờ cũng phải để dành một phần dự trữ. Không bao giờ thi hành hết mọi quyền hạn của mình (cả quyền hạn trong gia đình và quyền hạn ngoài xã hội). Không được hưởng hết mọi cái lộc ở trên đời, bởi có tán mới có tụ.
- Bài thơ thiền của Phật hoàng Trần Nhân tông :
“ Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền”.
Nghĩa là: Ở đời hãy vui với lý tưởng, niềm tin, lẽ sống (cái đạo) của mình. Thích ai, hợp cái gì (duyên) thì thả lòng mình vào đó. Đói thì ăn, muốn ngủ thì ngủ. Cái gia bảo quí giá nhất là cái mình đã thành đạt nhờ ân đức tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình truyền lại và do kết quả tự mình phấn đấu. Không phải đi tìm viển vông ở đâu nữa. Đối với hoàn cảnh thì cứ vô tâm, không quan tâm đến những điều không cần thiết, mà vẫn thiền định.
- Bài thơ của Thiền sư Mãn Giá trước khi hóa:
“ Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trực nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”.
Nghĩa là: Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
- Bài thơ của Trần Tử Ngang:
“ Tiền bất kiến cố nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên hạ chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ”.
Nghĩa là: Người trước chẳng thấy đâu
Người sau càng mờ mịt
Ngẫm trời đất vô cùng
Riêng lòng đau, lệ chảy.
- Dương Bá Trạc - nhà Nho, nhà thơ, một trong những lãnh tụ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục - có một câu đối thật chí lý ở lăng mộ họ Dương ở Hải Dương : “ Tìm đất để chôn, nhất định có sinh thời có hóa / Đậy quan rồi mới biết, ngàn năm mai cốt chẳng mai danh “ .
- . . .
- “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Nghĩa là trời không phụ người tốt.

- “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Nghĩa là : Lấy cái bản chất, cái nguyên tắc không bao giờ thay đổi để ứng (đối phó) với cái vạn biến trong cuộc đời.
- “Kiến dị tác nan/ Kiến nan tác dị”. Nghĩa là: Ở đời mọi việc đứng ngoài nhìn thì dễ, nhưng khi làm thì khó. Ngược lại, có việc chưa làm thì thấy khó nhưng khi bắt tay làm thì thuận lợi. Điều này khắc phục cả hai loại tư tưởng tiêu cực: Hoặc là, chủ quan đơn giản, không học hỏi nghiên cứu thấu đáo mọi việc để làm; Hoặc là, ngại ngần không dám làm bất cứ điều gì.
- “Tri vi tri, bất tri vi bất tri, vị tri giả”. Nghĩa là: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết - Đó chính là người có hiểu biết!
- “Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu/ Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”. Nghĩa là: Có cái lo thì lo trước thiên hạ. Có điều vui sướng, hạnh phúc thì hưởng sau thiên hạ.
- “Kiến ngãi bất vi vô dũng giã”. Nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người dũng cảm.
- “Bần gia tri hiếu tử/ Thế loạn thức trung thần”. Nghĩa là: Nhà nghèo mới biết con có hiếu. Khi nước có biến loạn (chiến tranh, đảo chính, loạn lạc), thì mới biết ai là người trung thành với Tổ quốc, với chế độ.
- “Bần cư trung thị vô nhân vấn/ Phú tại sơn lâm hữu khách tầm”. Nghĩa là: Nhà nghèo dù ở giữa thành phố cũng chẳng có ai đến thăm hỏi. Ngược lại, nhà giàu , ở vùng rừng núi vẫn luôn có người tìm đến giao hảo.
- “Họa hổ họa bì, nan họa cốt/ Tri nhân tri diện, bất tri tâm”. Nghĩa là: Vẽ hổ chỉ vẽ được bề ngoài, khó vẽ được bộ xương (kết cấu bên trong) của nó. Biết người chỉ biết được bề ngoài của họ, khó biết trong lòng (tâm địa, bản chất) họ thế nào.
- “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” Nghĩa là: Có điều gì không tốt xảy ra, thì trước hết phải tự trách mình; Sau đó mới trách người khác.
- “Hàm huyết phún nhân, tiên ô ngã khẩu”. Nghĩa là: Những người ngậm máu phun người, thì trước hết là họ tự làm bẩn miệng mình (ngã khẩu).
- “Phú tắc dịch giao” Nghĩa là: Con người ta khi giàu có rồi thì thường là thay đổi lối sống, thay đổi các mối quan hệ.
- “Giang sơn dị đảo/ Bản tính nan di”.Nghĩa là: Sông núi có thể thay đổi được. Nhưng không thể thay đổi được bản tính của một con người.
- “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ/ Vô duyên đối diện bất tương phùng”. Nghĩa là: Con người ta có duyên với nhau thì có cách nhau nghìn dặm cũng có thể thường xuyên gặp gỡ (trực tiếp hoặc gián tiếp). Ngược lại, không hợp duyên nhau thì ở ngay trước mặt cũng chẳng hợp tác được.
- “Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu/ Thoại bất đầu cơ nhất cú đa”. Nghĩa là: Bạn tri kỷ gặp nhau thì uống với nhau nghìn chén rượu còn là ít. Nói chuyện với nhau mà không hợp thì một câu cũng đã là nhiều (là thừa).
- “Nhân bất khả hữu khinh ngạo thái/ Nhiên, bất khả vô khinh ngạo cốt”. Nghĩa là: Con người chẳng ra gì, nếu có thái độ coi khinh người khác; Ngược lại, con người cũng chẳng ra gì nếu trong lòng, trong cốt cách của họ không có sự khinh miệt, lên án những cái xấu ở đời.
- “Nhân bất khả vô sỉ”. Nghĩa là: Người không biết xấu hổ là người không ra gì.
- “Nhân bất học bất tri lý/ Ấu bất học lão hà vi”. Nghĩa là: Người không học thì không biết tri thức, lý luận. Khi còn trẻ không học thì lớn lên chẳng làm được gì, dù là việc nhỏ.
- “Nhân bất học bất tri lý/Ngọc bất trác bất thành khí”. Nghĩa là: Người không học không biết gì. Ngọc không mài cũng không sáng, không thành thành của quí được.
- “Nhân tham tài chi tử/ Điểu tham thực chi vong”. Nghĩa là: Con người tham lam tiền bạc bất chính cũng sẽ chết như con chim tham miếng mồi câu nhử.
- “Thanh bất thanh trung hương thủy /Thân bất thân cố hương nhân”. Nghĩa là: Nước tuy trong nhưng chưa chắc đã sạch nếu nước đó chảy từ trong làng ra. Gặp người cùng quê cũ, tưởng là thân nhưng chưa chắc đã thân, vì nhân cách, trí tuệ, nhu cầu thẩm mỹ…khác nhau.
- “Nhẫn nhất khắc phong bình lãng tịnh / Thoái nhất bộ hải khoát thiên không” Nghĩa là: Kiên trì, nhẫn nại, nhẫn nhục trong một khoảnh khắc (thời điểm) nhất định, thì mọi khó khăn sẽ qua đi (gió yên, sóng lặng). Lùi một bước, thì trước mặt mình là trời biển mênh mông. Tóm lại, ở đời, con người có sự kiên trì nhẫn nại - thậm chí chịu thua thiệt - trong một thời gian, không gian, sự việc, hoàn cảnh nào đó, thì rồi sẽ vượt qua mọi thử thách gian nan, giành thắng lợi về sau.

- Trần Bích San : “Trí thân trực dục cao thiên nhận
Xử thế tu đương hạ nhất tầng”
Nghĩa là: Lập thân những muốn cao nghìn trượng
Xử thế mình nên hạ một tầng.
“ Hữu tri phi nan, nan tri đáo
Vô danh bất hoạn, hoạn danh phù”
Nghĩa là: Để biết một việc gì đó thì học tập sẽ được, không khó. Nhưng cái khó là biết được một cách thấu đáo, thật giỏi, thật xuất sắc trong lĩnh vực đó. Ở đời không có danh tiếng, chức vị gì thì điều đó là bình thường, không phải là hoạn nạn. Cái hoạn nạn chính là ở chỗ : có cái danh phù phiếm, dởm giả, hư vinh, không thực chất.
- Phan Châu Trinh (có người nói là Huỳnh Thúc Kháng) : “ Đấng trượng phu tùy ngộ nhi an/ Tố hoạn nạn, hoành hồ hoạn nạn”. Nghĩa là: Ở đời đấng trượng phu khi gặp cảnh ngộ, hãy tùy hoàn cảnh cụ thể, chọn cho mình một chốn an toàn. Khi gặp hoạn nạn, thì tuyệt nhiên không được băng qua hoạn nạn vì rất nguy hiểm, mà là phải vòng tránh hoạn nạn, cuối cùng cũng tới được đích.
- Nguyễn Văn Siêu (Thần Siêu): “Lập nhân tiêu biểu khai nhân chính / Độ thế tân lương giác thế quan”. Làm người, tiêu biểu nhất là những người khai mở ra những con người chân chính. Xuống đời, người lương thiện nhất là người mở ra thế giới quan cho một lớp người.
- Lão Tử dạy: “ Vô vi nhi trị”. Nghĩa là trong quản lý, lãnh đạo không làm điều gì trái tự nhiên - trái qui luật tự nhiên. “Công thành thân thoái”. Nghĩa là: Công danh thành đạt biết thế mà dừng lại, là thuận theo cách của tự nhiên. “Xí giả bất lập/Khóa giả bất thành”. Nghĩa là: Nhón gót không đứng được lâu. Xoạc chân ra thì không bước được nữa. “Tri nhân giả trí/ Tự tri giả minh”. Nghĩa là :
Kẻbiếtngườikhác là người có trí tuệ; kẻ tự biết mình là người anh minh, sáng suốt.”Tri túc thường lạc” hoặc “ Sự năng tri túc tâm thường lạc/ Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao” Nghĩa là: Người biết thế nào là đủ và thỏa mãn với cái đủ đó, thì mới thấy vui vẻ, thoải mái, lạc quan. “Phúc họa tương y”. Nghĩa là trong phúc có họa, trong họa có phúc. Đó là sự biến hóa tuần hoàn. “Vi chi ư vị hữu/ Trị chi ư vị loạn” . Nghĩa là: Hãy kịp thời phát hiện và giải quyết những hiểm nguy khi nó mới phát sinh. “Thiên lý chi hành/ Thủy ư túc hạ” . Nghĩa là: Có muốn đi xa ngàn dặm cũng phải bắt đầu từ những bước chân.”Thận chung như thủy”. Nghĩa là: Luôn luôn cẩn thận từ đầu đến cuối. Như vậy thì không sợ bị thất bại.
- Trang Tử dạy : “Danh chỉ vô thực, nghĩa thiết vu thích”. Danh và thực phải phù hợp với nhau. Làm việc phải thích hợp với đặc tính của sự việc. Có như vậy mới thành công.”Học hải vô nhai, cần học bất chuyết”.Đời người có hạn nhưng kiến thức thì vô cùng.”Đại mỹ bất ngôn, thành lý bất thuyết”.Cái tuyệt đẹp cũng như lý luận đúng tự nó không cần nói nhiều.
- Khổng Tử dạy :”Tri kỳ bất khả nhi vi tri”. Ban đầu biết là không thể làm, nhưng kiên trì làm thì vẫn làm được.”Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư”. Trong ba người đi đường, nhất định có người mà mình đáng học tập.”Dĩ thân tác tắc” .Người lãnh đạo phải đưa mình vào kỷ cương, nguyên tắc - phải mô phạm, làm gương thì người khác mới tuân theo.“ Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”. Cái gì mình không muốn thì đừng bắt người khác phải làm. (Cái mình không muốn thì đừng trao cho người khác).”Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác. Tiểu nhân phản thị”.Người quân tử giúp người làm việc tốt, không giúp người làm việc xấu. Tiểu nhân thì hoàn toàn ngược lại, không muốn giúp người và luôn luôn đố kỵ với người khác.”Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu”.Bạn tốt có ba loại: chính trực, thành thực, giỏi giang, đó là bạn có ích. Bạn xấu cũng có ba loại: đặt điều, lừa thầy phản bạn, miệng lưỡi lắt léo, đó là bạn có hại.”Tiểu bất nhẫn tất loạn đại mưu”.Đối với việc nhỏ mà không nhẫn nại kiềm chế, thì chắc chắn là làm hỏng việc lớn.”Thiếu chi thời, huyết khí vị định, giới chi tại sắc; cập kỳ tráng dã, huyết khí phương cương, giới chi tại đấu; cập kỳ lão dã, huyết khí ký suy, giới chi tại đắc”. Khi còn trẻ, khí huyết còn yếu nên từ bỏ luyến ái nữ sắc; khi cường tráng, khí huyết mạnh mẽ nên từ bỏ tính hiếu thắng; khi về già, khí huyết đã suy nên từ bỏ sự tham lam danh lợi.”Khoan tắc đắc chúng”. Người lãnh đạo có tấm lòng khoan dung độ lượng, thì chắc chắn được quần chúng tín nhiệm. “Bất hoạn vô vị, hoãn sở dĩ lập. Bất hoạn mạc kỷ tri, cầu vi khả tri dã”. Chẳng lo không có vị thế, điều phải lo là tự mình có khẳng định được không? Đừng lo không ai hiểu mình, chỉ cần mình không ngừng học tập, rèn luyện nhiều hơn nữa.”Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thê thê”.Tấm lòng người quân tử bình thản, cử chỉ ung dung. Tiểu nhân lo được lo mất, nên luôn u sầu.”Quân tử dục nột ư ngôn nhi mẫn ư hành”.Quân tử khi nói năng có thể ấp úng nhưng xử lý công việc phải dứt khoát, nhanh nhẹn.”Công dục thiện kỳ sự, tất tiên lợi kỳ khí. Cự thị bang dã sự kỳ đại phu chi hiền giả, hữu kỳ sĩ chi nhân giả”.Cũng giống như công việc muốn thành công, hiệu quả thì trước hết phải có công cụ tốt, một người muốn có sự nghiệp chính trị, thì phải kết giao với những người có địa vị, có tri thức.”Vô dục tốc, vô kiến tiểu lợi. Dục tốc tắc bất đạt, kiến tiểu lợi tắc đại sự bất thành”. Không nên vội vàng mong thành công lớn, không nên cầu lợi nhỏ. Vội vàng hấp tấp cầu thành công thì không đạt được mục đích, chỉ nhìn thấy lợi nhỏ thì không làm được việc lớn.
- Mạnh Tử dạy : “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu”. Phú quí không xáo trộn lòng, bần tiện không đổi chí hướng, uy vũ không làm cho khuất phục, người như vậy được gọi là bậc đại trượng phu.
- Tuân Tử dạy: “Dữ nhân thiện ngôn, noãn vu bố bạch/ thương nhân dĩ ngôn, thâm vu mâu chiến”. Dùng lời nói tốt đẹp với người khác sẽ làm cho họ cảm thấy ấm lòng hơn là cho họ vải vóc lụa là. Dùng lời lẽ ác độc làm tổn thương người khác, vết thương còn sâu hơn, đau hơn so với mũi giáo đâm vào da thịt họ.”Thiện giả vu vật” Người biết lợi dụng điều kiện khách quan bao giờ cũng tài giỏi hơn người khác.”Nhân sinh bất năng vô quần. Quần nhi vô phận, tắc tranh. Tranh tắc loạn. Loạn tắc ly. Ly tắc nhược. Nhược bất năng thắng vật”.Trong cuộc sống con người là có tập thể.Trong tập thể không có chức phận thì sẽ có tranh chấp> Có tranh chấp sẽ rối loạn> Có rối loạn sẽ phân ly> Phân ly sẽ yếu đuối.> Yếu đuối thì không làm được gì.
- Mặc Tử dạy : “Quân tử bất kính vu thủy, nhi kính vu nhân. Kính vu thủy, kiến diện chi dung. Kính vu nhân, tắc tri cát hòa hung”. Nghĩa là : Người quân tử không dùng nước
làmkính mà lấy người khác làm kính để nhìn nhận bản thân mình. Dùng nước để soi mình, chỉ thấy khuôn mặt mình thôi. Lấy người khác làm gương thì sẽ biết được ranh giới giữa tốt và xấu.
- Hàn Phi Tử - người chú trọng tư tưởng pháp gia chỉ ra ba tiêu chí trong lãnh đạo quản lý: “Pháp, Thế, Thuật”. Trước hết, người lãnh đạo phải gương mẫu chấp hành và điều hành theo pháp luật (Hiến pháp, Đạo luật, Điều lệ, Cương lĩnh, cũng như các qui chế, qui định cụ thể). Thư hai là, phải có quyền thế, quyền hành theo cương vị xã hội trao cho. Thứ ba là, phải có nghệ thuật, sách lược, cách làm phù hợp với, điều kiện cụ thể. Pháp- Thế - Thuật trong mối quan hệ biện chứng để tạo nên uy tín và là cứu cánh của người lãnh đạo.
- Tôn Tử dạy : “Cố thượng binh phạt mưu, kì thứ phạt giao, kì thứ phạt binh, kì hạ công thành, công thành chi pháp, vi bất đắc dĩ”. Trong cuộc chiến, thượng sách là dùng mưu trí thắng địch, sau đó là thông qua đường ngoại giao, thấp hơn là dùng vũ lực tấn công. Hạ sách cuối cùng là đánh thành. Đó là cách bất đắc dĩ khi không còn cách nào khác.”Chủ bất khả dĩ nộ nhi hưng sư, tướng bất khả dĩ ôn nhi chí chiến, hợp vu lợi nhi động, bất hợp vu lợi nhi chỉ” . Một quân vương không thể nhất thời nóng nảy mà tiến binh, một vị tướng soái không thể nhất thời tức giận mà xuất chiến. Nếu phù hợp với lợi ích đất nước thì hành động, nếu ngược lại thì dừng ngay lại. “Dĩ trị đãi loạn, dĩ tĩnh đãi hóa, thử trị tâm giả dã” . Lấy sự nghiêm chỉnh của quân mình để đợi sự hỗn loạn của quân địch, lấy sự trấn tĩnh đợi sự hỗn loạn của kẻ địch. Đó là biện pháp trấn địch lòng quân. “Dĩ cận đãi viễn, dĩ dật đãi lao, dĩ bão đãi cơ”. Trong chiến trận chọn vị trí đón kẻ thù từ xa tới, lấy nghỉ ngơi chống lại sự mệt mỏi, lấy ấm no chống lại sự đói khát của quân địch.
- Ngô Khởi dạy :”Kiến khả nhi tiến, tri nan nhi toái”. Thấy ta hơn hẳn địch, có khả năng thắng được thì tiến. Ngược lại, thấy kẻ địch hơn ta nhiều điểm thì thoái.

-“Thất nhất túc tòng thiên cổ hận/ Tái hồi đầu thị bách niên thân”. Nghĩa là : Sai một bước, theo đó, là ngàn năm ôm hận/ Đến khi ngoảnh lại thì đã hết một đời người – trăm năm.
“ Nhất ngôn ký xuất/ Tứ mã nan truy”. Nghĩa là: Một lời nói ra, cỗ xe 4 ngựa khó đuổi kịp. Ở đời, lỡ lời là khó sửa nhất.
- “Tửu trung bất ngữ chân quân tử / Tài thượng phân minh thị trượng phu”. Nghĩa là: Giữa bữa rượu không nói bậy mới là người quân tử . Ngồi trên đống vàng mà phân chia một cách công bằng thì đích thị là trượng phu.
- “Quân tử hòa nhi bất đồng/ Tiểu nhân đồng nhi bất hòa”. Nghĩa là: Người quân tử giao hòa với nhau nhưng chưa hẳn đã đồng quan điểm, chí hướng. Ngược lại, kẻ tiểu nhân cùng chung sống nhưng thường xuyên xung khắc mâu thuẫn, tranh giành nhau.
-“ Tam dĩ tứ bất”. “Tam dĩ : Quốc dĩ dân vi bản. Dân dĩ thực vi tiên. Sự dĩ hòa vi quí “ ( Nước lấy dân làm gốc. Dân lấy điều có thật, điều hữu ích trong đời sống làm việc đầu tiên. Trong mọi quan hệ đều lấy môi trường hòa bình, hữu nghị làm điều quí nhất). “Tứ bất : Ngôn bất tận xuất. Lực bất tận dụng. Quyền bất tận thi. Lộc bất tận hưởng” (Không bao giờ nói nhiều, nói hết, vì như vậy sẽ lộ hết thiên cơ của mình. Không bao giờ sử dụng hết khả năng (sức lực, tiền bạc, của cải,…) của mình, bởi quá ngưỡng là nguy hiểm; bao giờ cũng phải để dành một phần dự trữ. Không bao giờ thi hành hết mọi quyền hạn của mình (cả quyền hạn trong gia đình và quyền hạn ngoài xã hội). Không được hưởng hết mọi cái lộc ở trên đời, bởi có tán mới có tụ.
- Bài thơ thiền của Phật hoàng Trần Nhân tông :
“ Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm, mạc vấn thiền”.
Nghĩa là: Ở đời hãy vui với lý tưởng, niềm tin, lẽ sống (cái đạo) của mình. Thích ai, hợp cái gì (duyên) thì thả lòng mình vào đó. Đói thì ăn, muốn ngủ thì ngủ. Cái gia bảo quí giá nhất là cái mình đã thành đạt nhờ ân đức tổ tiên, ông bà, cha mẹ mình truyền lại và do kết quả tự mình phấn đấu. Không phải đi tìm viển vông ở đâu nữa. Đối với hoàn cảnh thì cứ vô tâm, không quan tâm đến những điều không cần thiết, mà vẫn thiền định.
- Bài thơ của Thiền sư Mãn Giá trước khi hóa:
“ Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trực nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”.
Nghĩa là: Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Trước mặt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
- Bài thơ của Trần Tử Ngang:
“ Tiền bất kiến cố nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên hạ chi du du
Độc thương nhiên nhi thế hạ”.
Nghĩa là: Người trước chẳng thấy đâu
Người sau càng mờ mịt
Ngẫm trời đất vô cùng
Riêng lòng đau, lệ chảy.
- Dương Bá Trạc - nhà Nho, nhà thơ, một trong những lãnh tụ của phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục - có một câu đối thật chí lý ở lăng mộ họ Dương ở Hải Dương : “ Tìm đất để chôn, nhất định có sinh thời có hóa / Đậy quan rồi mới biết, ngàn năm mai cốt chẳng mai danh “ .
- . . .

Lời dạy của Tiền nhânNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ