I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁ SẢN
1. Phá sản - hiện tượng tất yếu trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, phá sản doanh nghiệp là hiện tượng kinh tế - xã hội tồn tại khách quan. Tính tất yếu khách quan của hiện tượng phá sản doanh nghiệp được lý giải bằng những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, về thực chất doanh nghiệp cũng chỉ là một thực thể xã hội và như vậy, cũng như các thực thể xã hội khác, doanh nghiệp cũng có quá trình sinh ra, phát triển và diệt vong. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh tồn của các sự vật, hiện tượng.
Thứ hai, nền kinh tế thị trường với đa hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, đa thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp cùng song song tồn tại. Các loại hình doanh nghiệp (trong đó có cả doanh nghiệp nhà nước) đều tự chủ về tài chính, bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Trong nền kinh tế này, lợi nhuận luôn là mục đích tối cao mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới, là cơ sở cho sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp đồng thời cũng là động lực cơ bản thúc đẩy họ lao vào quá trình cạnh tranh nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Do vậy, cạnh tranh là một quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật cạnh tranh, một số doanh nghiệp mạnh dần lên chiếm lĩnh thị trường, ngược lại, một số doanh nghiệp khác yếu dần đi, sản xuất kinh doanh đình đốn, nợ nần chồng chất, đi tới chỗ mất khả năng chi trả các nghĩa vụ tài chính của mình và thực chất đã lâm vào tình trạng phá sản.
Thứ ba, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cái mà doanh nghiệp thu được đó là lợi nhuận nhưng đồng thời doanh nghiệp cũng phải chịu những rủi ro là rất lớn. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, tỉ lệ rủi ro là 1/4, có nghĩa là cứ đầu tư thành lập 100 doanh nghiệp thì sẽ có khoảng 25 doanh nghiệp bị phá sản. Thậm chí có những doanh nghiệp bị phá sản ngay sau khi mới được thành lập. Nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của doanh nghiệp là hết sức đa dạng. Có thể là do sự yếu kém về năng lực tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất – kinh doanh; là sự thiếu khả năng thích ứng với những biến động trên thương trường; là sự vi phạm các chế độ thể lệ quản lý…
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy ngoài những nguyên nhân chủ quan trên thì bất trắc và biến động khách quan trong nền kinh tế thị trường đều có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán cho các doanh nghiệp.
Phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả kinh tế - xã hội nhất định. (xem thêm trong vở)
Tích cực
Tiêu cực
- Gíup đào thải doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, quản lý yếu kém.
- Bảo vệ các chủ nợ.
- Bảo vệ quyền lợi của người lao động
- Bảo vệ chính các doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp bị phá sản
- Là biện pháp hữu hiệu trong việc “cơ cấu lại nền kinh tế
- Sự hao hụt, mất mát tài sản của các chủ nợ.