Phần 9 - Chương 1
Kỵ sĩ và MimosaLuân trầm tư trên chiến ghế đặt ở hiên, nhìn ra mảnh vườn nhỏ mà Dung đã bỏ công tạo một vùng đỏ của hoa tỷ ngọ giữa một thảm cỏ xanh. Những dây leo đầy lá biếc bám vào tường cho Luân cảm giác thanh thản đôi chút sau các biến cố dồn dập. Mùa mưa đã dứt, ánh nắng buổi sáng chói chang, dù vậy khi trời không oi bức. Một con chim đơn côi có lẽ từ cành me ngoài cổng sà xuống thảm cỏ nhà Luân, nhưng hôm nay anh mới phát hiện nó. Một con chim nhỏ và nó là chim tự do. Còn anh, anh đang bị giam lỏng. Một đám quân cảnh đặt hẳn trạm gác ngay tại cổng nhà anh, với lý do khá lịch sự: Bảo vệ cho đại tá khỏi bị bọn thâm thù chế độ Ngô Đình Diệm quấy phá.
Dung vẫn đi làm, đối với Phạm Văn Chiểu - vừa được thăng Trung tướng, Ủy viên an ninh của Hội đồng quân nhân cách mạng – thì Dung luôn luôn là một sĩ quan cảnh sát mẫn cán. Bộ an ninh do Trung tướng Tôn Thất Đính phụ trách. Đính chẳng ác cảm mà cũng chẳng thiện cảm với Dung, tuy Đính không thể nào ưa Luân – lý do đơn giản: Luân hiểu Đính quá kỹ, bây giờ viên tướng hoàng tộc bận tâm nhiều việc khác hơn là vợ một đại tá một thời ông ta rất e dè.
Điều buồn cười là sau đảo chính một tuần lễ, trong lúc can phạm chính trị, trừ Cộng sản, từ các khám đất liền và từ Côn Đảo trở về thì Hoàng Thị Thùy Dung nhận được quyết định do Tổng trưởng an ninh ký thăng từ Đại úy lên Thiếu tá cảnh sát quốc gia. Có thể đó là một quyết định mà người ký chẳng cần cân nhắc, cũng có thể xuất phát từ một ý đồ nào đó và của một ai đó.
Luân và Dung hiểu điều buồn cười ấy trong như một trong vô số biểu hiện mâu thuẫn mà Mỹ đang phải đối phó, đang "phân thế" trong mớ hỗn tạp lên đến độ cao ở Nam Việt Nam sau cái chế của anh em Diệm, Nhu.
Tuyên cáo số 1 lập lờ với 5 điểm: quân đội phải lật đổ chế độ độc tài; đây là một cuộc cách mạng được toàn thể các giới tham gia; Hội đồng quân nhân cách mạng tạm giữ quyền bính; sẽ thành lập một Hội đồng nhân sĩ để chuẩn bị các điều kiện cho một thể chế dân cử ra đời; chính phủ lâm thời ra mắt sớm. Nhưng cũng ngày 2-11, tuyên cáo số 2 ra tiếp, không kém mơ hồ, trừ khoảng chống Cộng, xác định các vấn đề chủ chốt: chế độ mới không độc tài, không phóng túng, dân chủ mà kỷ luật
Lập trường của chế độ mới vẫn chống Cộng, trong thế giới tự do giao hảo với các lân bang và các nước bạn, tôn trọng các hiệp ước đã ký, tôn trọng tài sản và tính mạng của ngoại kiều, đoàn kết toàn dân, cho các đảng phái tự hoạt động - trừ các đảng chịu ảnh hưởng của Cộng sản, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do báo chí,...
Tuyên cáo số 2 là văn kiện mà trong đó những người đảo chính nhân nhượng lẫn nhau, những người đảo chính tính đến phản ứng của dân chúng đồng thời chịu sức ép của Mỹ và cả của Pháp - sức ép sau tế nhị hơn. Dĩ nhiên, quốc hội được bầu ngày 27-9-1963 bị giải tán. Các loại mâu thuẫn nói trên thể hiện qua thành phần của Hội đồng quân nhân cách mạng. Chủ tịch Hội đồng là trung tướng Dương Văn Minh, đệ nhất Phó chủ tịch là trung tướng Trần Văn Đôn, đệ nhị Phó chủ tịch là trung tướng Tôn Thất Đính, ủy viên quân sự là trung tướng Trần Thiện Khiêm; ủy viên kinh tế: trung tướng Trần Văn Minh; ủy viên an ninh: trung tướng Phạm Xuân Chiểu; ủy viên chính trị: thiếu tướng Đỗ Mậu; Tổng thư ký kiêm ủy viên ngoại giao: trung tướng Lê Văn Kim; các ủy viên: trung tướng Mai Hữu Xuân, thiếu tướng Nguyễn Văn Thiệu, trung tướng Lê Văn Nghiêm, thiếu tướng Nguyễn Hữu Có.
Bằng một phân tích đơn giản, người ta đã thấy thế lực thân Pháp - do Pháp đào tạo, chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp - chiếm số lượng tuyệt đối, có thể chỉ trừ Đỗ Mậu và Thiệu, hai nhân vật dính dáng đến đảng Đại Việt. Riêng Thiệu còn là tín đồ Thiên Chúa giáo - gần như người theo đạo Thiên Chúa duy nhất trong Hội đồng; các người khác hoặc công khai tuyên bố theo đạo Phật hoặc chưa bị Phật giáo kết án trong cả nửa năm chế độ Ngô Đình Diệm dùng bàn tay sắt trấn áp tôn giáo này - kể cả Tôn Thất Đính mà ai cũng thấy chỉ là con rối.
Ngày 4-11, Hiệp ước tạm thời số 1 chưa thoát khỏi cơn giằng xéo của các thế lực: Việt Nam vẫn là nước cộng hòa; quyền lập pháp và hành pháp thuộc về Hội đồng quân nhân cách mạng; quyền hành Quốc trưởng thuộc về Hội đồng; Hội đồng chỉ định một chính phủ lâm thời phụ trách hành pháp, trừ ngân sách, thuế, an ninh và quốc phòng; luật lệ hiện hành còn nguyên giá trị...
Danh sách chính phủ cũng mang dấu ấn của những nhân nhượng: Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Kinh tế tài chính: Nguyễn Ngọc Thơ; Tổng trưởng Quốc phòng: Trần Văn Đôn; Tổng trưởng An ninh: Tôn Thất Đính; Tổng trưởng ngoại giao: Phạm Đăng Lâm; Tổng tưởng Tư pháp: Nguyễn Văn Mầu; Tổng trưởng Giáo dục: Phạm Hoàng Hộ; Tổng trưởng Cải tiến nông thôn: Trần Lê Quang; Tổng trưởng Thông tin: Trần Tử Oai; Tổng trưởng Công chính: Trần Ngọc Oành; Tổng trưởng Y tế: Vương Quang Trường; Tổng trưởng Lao động: Nguyễn Lê Giang; Tổng trưởng Thanh niên: Nguyễn Hữu Phi; Bộ trưởng Phủ thủ tướng: Nguyễn Thành Cang; Bộ trưởng Tài chính: Lưu Văn Tình; Bộ trưởng Kinh tế: Âu Trường Thanh; Tổng trấn Sài Gòn: Mai Hữu Xuân.
Hội đồng có tham vọng làm dịu những lo ngại của các phần tử Cần Lao và những người liên quan đến chế độ Ngô Đình Diệm, như vị thủ tướng không ai khác hơn là phó tổng thống của Diệm, từng là trưởng phái đoàn chính phủ trong thương lượng không thành công với Phật giáo. Và, Hội đồng – hoặc vài người quan yếu nhất của Hội đồng – muốn có mộ chính phũ "chuyên viên kỹ thuật", dù rằng thực chất chính phủ vẫn là sự phân bố chức tược theo một xu thế chính trị chớm nở: đáp ứng lời kêu gọi trung lập hóa Đông Dương của tướng De Gaulle đọc ở Nam Vang năm trước...
Luân đã nghĩ đến những xáo trộn một khi Diệm bị thay thế. Song, anh không lường trước hình thức thay thế lại quá thô bạo như vậy và cũng không lường trước mãi hôm nay, 10 ngày sau đảo chính, sự thể tiếp tục rối rắm đến mức nếu không có đảo chính lần thứ hai thì chưa thế nói Việt Nam sẽ như thế nào, ít nhất, về mặt chính trị.
Dĩ nhiên, Luân bực bội. Anh không làm được bất cứ điều gì. Dung phải thận trọng và cái chính là mỗi ngày, Dung cung cấp cho anh tin tức, mức mà anh và Dung đồng ý giới hạn hoạt động hiện nay. Chẳng gì khó mà không đoán ra bao nhiêu cặp mắt đang dòm dỏ Luân, chờ chực một động tác nhỏ vội vã của anh để nói tiếng chung cuộc về mạng sống của anh.
Ngô Đình Nhu chết, nhìn về phía nào, anh cũng tấy hối tiếc. Anh mất một đối thủ thâm độc nhưng trí tuệ, một đối thủ đúng với tầm vóc đối thủ. Nhu chết, với anh, cuộc chiến như là khoảng không. Những gì anh phải đương đầu xuất hiện ngay trước nấm mộ chưa ráo của Nhu. Từ nay, một lũ võ biền làm mưa làm gió và chúng thì chẳng cần suy nghĩ cho cực cái đầu; suy nghĩ chung đã có người Mỹ thay, chúng chỉ nghĩ mỗi việc thanh tóa mọi chướng ngạu trên con đường tranh giành làm ngựa kéo xe cho chủ Mỹ. Tất nhiên, một trong số các tướng lãnh đang cầm quyền và một số trong nội các đang chọn lối đi, song họ quá mù mờ về những khái niệm lãnh đạo quốc gia và chắc chắn họ không ăn đời ở kiếp với những chức tước mà họ tự phong trong bài tóan còn bỏ ngỏ của Mỹ... Nhu chết, Diệm chết, cơn khủng hoảng tuy không giảm song con đường sụp đổ hoàn toàn của Mỹ ở miền Nam lại có một cây cầu quá độ - Luân cảm giác cuộc cách mạng của nhân dân miền Nam sẽ phải lâu dài hơn anh tưởng trước đây.
Con chim con vỗ cánh rời thảm cỏ khi còi xe của Dung vọng từ cổng...
*
MƯỜI NGÀY ỒN ÀO TRONG LẶNG LẼ
Sài Gòn, giữa tháng 11
Hélen Fanfani (Financial Affairs)
Nhà văn Mỹ John Reed nổi tiếng vì những bài báo xâu chuỗi thành quyển sách lớn của ông: Mười ngày rung chuyển thế giới; ông viết về biến cố thế nào cũng phải được xếp vào hàng quan trọng nhất của loài người - cuộc nổi loạn đã đưa Đảng Cộng sản lên cầm quyền ở nước Nga cách chúng ta 46 năm. Tôi không phải và chẳng thể là John Reed ở bất cứ phương diện nào - học thuyết chính trị tầm cỡ - song tôi lại dùng tựa cho bài báo đầu tiên của tôi sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông bị sát hại man rợ, theo gợi hứng của nhà văn đáng bậc thầy của tôi về nghề nghiệp, đáng bậc cha ông của tôi về tuổi tác. Thật ra, sự liên tưởng của tôi cũng có một chỗ đúng: hai sự kiện xảy ra cùng tháng, xê dịch chỉ mỗi một tuần lễ thôi. Nhưng chỗ đứng ấy hoàn toàn để tôi câu bạn đọc Financial Affair trong khi điều chứa đựng bên trong của cả hai sự kiện chẳng một tí dính dấp với nhau, thậm chí, sự kiện chưa thể gọi được như một sự kiện. Một màn kịch thì đúng hơn, và một màn kịch vừa bi vừa hài.
Giờ này, những ai nôn nóng nhất đòi xóa ông Diệm hẳng đang chưng hửng. Cuộc đời hơn một lần dạy các phù thủy rằng các âm binh do mình nặn ra chưa phải luôn luôn ngoan ngoãn, nhất là khi lắm phù thủy và cũng lắm âm binh. Tôi vừa nói theo cách phương Đông. Và tiện thể cũng theo cách phương Đông, tôi nói leo qua chữ "số" - "số mệnh". Gia đình họ Ngô thuộc "số" chết không toàn thây – vẫn theo cách đánh giá phương Đông. Anh cả của họ là Khôi bị Việt Minh xử tử. Chúng ta hiểu lẽ công bằng ở đây – Khôi, quan cai trị cao cấp của Pháp, ông ta bị Việt Minh giết, tính logic khó bác bỏ nổi. Ông Diệm, ông Nhu – và, như tôi linh cảm sẽ tới lượt ông Cẩn nữa - đều bị giết và đao phủ không phải là Việt Cộng. Về hình thức, các chiến hữu của ông Diện ra tay trừ khử ông với mức hằn học hơn cả mức Việt Cộng hằn học ông - suốt thời gian trị vì, ông Diện bị Việt Cộng cố một lần bắn hụt ở Buôn Mê Thuột, nếu chúng ta cứ cho tên Phúc nào đó là Việt Cộng; nhưng lại bị chiến hữu cho mình những ba cú đấm; hai cú là hai cuộc động binh hẳn hoi tuy thất bại, và cú thứ ba là cuộc mưu phản thành tựu. Bóc lớp vỏ bên ngoài, các vụ đều bí ẩn – bí ẩn theo nghĩa chúng ta chưa được phép công bố các tài liệu mật. Dẫu sao dự luận ở Nam Việt và toàn thế giới đều giải mã các bí ẩn ấy không một chút khó khăn: Công trình của CIA.
Tôi tin chắc rằng bài báo này sẽ được ông Colby đính chính ngắn gọn theo ngôn ngữ của cơ quan tình báo Mỹ: CIA long trọng bác bỏ ước đoán không cơ sở của bà Helen Fanfani. Đôi khi bác bỏ là thừa nhận. Và, cũng đôi khi không bác bỏ mà im lặng cũng là dấu hiệu của sự thừa nhận.
Bài báo của tôi đăng bốn tấm ảnh kèm. Ảnh 1 như tôi ghi chú, thi thể của anh em ông Diệm vừa lôi ra khỏi chiếc quan tài sắt M.113, máu còn đầm đìa, mặt mày bị đâm nát. Ảnh 2, chân dung tướng Dương Văn Minh, "người hùng" theo truyền thuyết, còn tự nét mặt của ông, ông gần với "bon papa" (1) hơn là một kẻ mưu mô. Ảnh 3, các tướng lãnh chủ trì cuộc họp báo – hai người thỏa mái, nhất là tướng Đôn và Đính mặc dù có giả định rằng họ chỉ là cái bóng. Ảnh cuối cùng tôi săn được ngay cạnh ông Bộ tổng tham mưu: Đại tá Nguyễn Thành Luân - lẽ ra, ông là Thiếu tướng nếu ông nhận và lệnh của Tổng thống Diệm công bố sớm – đang bị xích tay...
Bốn bức ảnh khái quát được tình hình mười ngày sống trong lặng lẽ.
Ồn ào, tất nhiên. Súng nổ thì không thể không ồn ào. Tuyên ngôn; tuyên cáo phải ầm ỹ thôi. Dân chúng hồ hởi - hồ hởi thật, khỏi cần mướn mỗi người một ổ bánh mỳ như những thuộc hạ ông Diệm thích làm khi cần vòi ân sủng của ông Diệm, bà Nhu – đâu đâu cũng hộp họp, nhất là các nhà chùa và trường học. Báo chí bán chạy, tờ nào cũng đăng ảnh. Các vụ mờ ám cũ được phanh phui – phanh phui nghiêm túc và phanh phui bịa đặt. Thế giới xôn xao. Phóng viên nước ngoài đến Sài Gòn thậm chí không xin trước thị thực nhập cảnh.
Nhưng lặng lẽ. Mười ngày chỉ là tuyên cáo, với thành phần Hội đồng quân nhân và chính phủ. Chẳng có chính sách gì rõ ràng, nhất là chính sách đối với cuộc chiến gia tăng – dân chúng Nam Việt thiết tha với hòa bình hơn cái sống và cái chết của ai đó, dù là nguyên thủ quốc gia. Lập trường của tướng Minh chẳng những chưa có mà nó chưa tượng hình, ngoại trừ các nhân vật quanh ông mà qua quá khứ của từng người mà dư luận đoán được phần nào cái có thể xảy ra mang đến hy vọng. Và khi sự bồng bột lắng xuống, nỗi băn khoăn trồi lên: cái gì sẽ tới? Thái độ lừng khừng phài đâu cứ được công nhận như là giải pháp.
Ông Diệm ông Nhu chết, một thời kỳ lịch sử qua. Nhưng ông Diệm, ông Nhu không chết. Thời kỳ lịch sử không chịu qua trong thực tại nếu không có sự thay thế tương xứng. Giới ngoại giao nước ngoài tại Sài Gòn bảo nhau: Lỗ hổng trong việc thủ tiêu xác ông Diệm, ông Nhu không bao giờ san lấp nổi. Việt Cộng không còn ai cứng đầu để khiến họ phiền lòng – dĩ nhiên, đại sứ Cabot Lodge cũng giữ niềm sảng khoái cá nhân. Ông phủi đi những con người dám cãi lại ông. Trước đây tôi thuộc về phía nghĩ rằng, đại sứ Cabot Lodge là ứng cử viên sáng giá chức Tổng thống Mỹ. Nhưng bây giờ tôi dám đánh cuộc ông Cabot Lodge sẽ thất cơ sau vụ đảo chính này mà chẳng bao lâu người ta sẽ kết án nó là hành động dại dột.
Cuộc họp báo do các tướng lãnh chủ trì khá hài hước. Tướng Đôn, tướng Đính trả lời khá thành thạo, chen lẫn tiếng Việt và tiếng Pháp. Một nhà báo hỏi ai là người quyết định thành công của cuộc đảo chính. Tướng Đính đưa ngón tay cái trỏ ngực mình và nói như quen mồm: C'est Moi! (2). Và một nhà báo khác hỏi thái độ của phe đảo chính đối với bà Nhu. Cũng tướng Đính trả lời: Nous sommes des chevaleresques (2), giữa tiếng cười vui nhộn của phiên họp báo chính trị và chính thức cao cấp nhất! Ở Phương Đông, tên một nhân vật bị đồng hóa với sự phản trắc là Lã Bố - bạn Mỹ nào muốn hiểu rõ nhân vật này, tôi mách cho bộ tiểu thuyết mang tên "Tam quốc diễn nghĩa", chưa rõ đã dịch sang tiếng Anh chưa – và ở Sài Gòn người ta đồng hóa tướng Đính với Lã Bố. Sự cả tin của ông Diệm và ông Nhu đưa họ đến cái chết thảm khốc. Người tráo trở ấy ngồi ở cuộc họp báo và đưa ngón tay trỏ vào ngực mình không một chút ngượng. Mọi người đều biết tướng Đính giành công hết trong khi có lẽ ông là một công cụ hơn là một cái đầu biết suy nghĩ. Hoặc ông chỉ có thể suy nghĩ về những câu chuyện như thế này: cũng tại cuộc họp báo, ông đã nhận xét bà Nhu đã qua thời xuân sắc rồi.
Giới theo đạo Thiên Chúa – mà số đông hạng cầm đầu tôn giáo, chính trị lẫn kinh tài đều liên hệ với gia đình ông Diệm khá chặt, không khoanh tay. Có vẻ đại sứ Cabot Lodge cũng nghiêng về thiên hướng phải có một đối trọng ở Nam Việt, vừa giữ cho chính phủ hiện thời (hoặc sẽ ra đời) đừng mơ màng đến thuyết trung lập mà phải chống Cộng dữ dội hơn, vừa hạn chế uy thế của Phật giáo đang lên vùn vụt.
Đại tá Nguyễn Thành Luân bị xích tay như bạn đọc Financial Affair thấy trong ảnh đã được tháo xích không lâu sau đó – vì ông ngang nhiên mang vòng hoa đặt trước mộ hai ông Diệm và Nhu. Và, ông là Phó Tổng bí thư Trung ương đảng Cần Lao, ủy viên quân ủy trung ương, tổ chức của đảng Cần Lao trong quân đội. Lẽ ra người ta phải bắn chết ông ta cùng với người vệ sĩ; người vệ sĩ đã bắn chết một trung úy dám tát tai ông Luân. Nhưng một cú điện thoại đâu đó gọi đến, kẻ căm ghét đại tá Luân cực độ đã phải vội vàng mở khóa xích. Cái mà những người căm ghét ông cho đến ngày hôm nay chỉ có thể làm là giam lỏng ông.
Nước Mỹ đang dự tính một nước cờ. Có thể chính tướng Paul Harkins rồi cũng "về vườn". Những triệu chứng báo trước: Không có gì tốt đẹp sau những phát súng đảo chính bởi cơn ồn ào đang trôi đi một cách lặng lẽ...
*
Luân và Thạch vào Bộ tổng tham mưu. Cả hai đi rất đàng hoàng, giữa hai hàng lính ghìm tiểu liên, mặt đầy sát khí.
Không có một tướng lãnh nào có mặt tại Bộ tổng tham mưu giờ đó, chắc họ tránh gặp Luân. Một trung tá không quân nhìn thấy Luân đã quát:
- Bắn bỏ mẹ nó đi! Đồ Cần Lao!
Hắn khoát tay, coi như số phận của Luân và Thạch đã định đoạt
- Tại sao bắn tôi? – Luân hỏi
- Tao đã bảo: Đồ Cần Lao!
- Tôi nhớ hình như trung tá cũng là Cần Lao. – Luân điềm tĩnh nói – Đơn xin gia nhập đảng của trung tá lúc trung tá còn là trung úy, do tôi ký nhận...
- Tao khác, mày khác!
Hắn xông tới, lột quân hàm của Luân, vứt xuống đất và lấy đế giầy chà lên...
- Tại sao trung tá không lột quân hàm của chính mình? – Luân hỏi, hơi cười khinh miệt.
- Tao à... Tao... - Hắn ấp úng.
- Ai định ném bom quân đảo chính? – Luân lại hỏi
- Không lắm mồm, lôi nó ra sân bắn ngay! - Hắn nổi khùng.
- Không được!
Tiếng lanh lảnh của Fanfani cùng ánh chớp của chiếc đèn máy ảnh.
- Ê! Con mụ kia... - Hắn chỉ mặt Fanfani
- Tôi là nhà báo Mỹ...
- Tao đếch cần biết mày là nhà báo nước nào...
Hắn tạt lại quầy, rót một cốc Whisky pha soda, nốc cạn. Số lính áp giải ngơ ngác, không biết phải làm gì.
- Đến tổng thống chúng ông còn bắn,... Nói cho chúng mày biết - Hắn liếm môi, đôi mắt một mí như cụp hẳn xuống.
Một ô tô đỗ ngay thềm Bộ tổng tham mưu. Saroyan tất tả ra khỏi xe.
- Thêm con mẹ nào nữa đây? - Hắn hỏi
Fanfani cười nhẹ:
- Thưa trung tá, bà Jones Stepp... Phu nhân thiếu tướng Jones Stepp...
- Tao không biết trung tướng, thiếu tướng nào ráo... Alê, bắn!...
Saroyan đến cạnh Luân
- Em hơi chậm một chút... Phải cảm ơn cú phone của Fanfani vừa rồi... Anh yên tâm.
Thật ra viên trung tá không dám bắn Luân. Chỉ với Fanfani hắn ta đã ớn, bây giờ thêm Saroyan nữa. Hắn ta nói cũng chỉ vì cốc whisky và mấy trăm sĩ quan và lính đang có mặt.
Một sĩ quan cấp úy hớt hải báo cáo với hắn:
- Thưa trung tá, có lệnh của trung tướng chủ tịch...
Hắn uể oải bước đến chỗ đặt điện thoại, người ngoài chỉ nghe rặt một kiểu nói của hắn:
- Tôi nghe rõ... Xin tuân lệnh... Tôi nghe rõ... Xin tuân lệnh... - Hắn trả lời bằng tiếng Việt rồi tiếng Anh.
Thật ra trung tướng chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng chỉ bảo hắn đừng làm rối còn đích thân Jones Stepp sẽ ra lệnh cho hắn phải trả tự do ngay lập tức và xin lỗi đại tá Luân.
Hắn lững thững quay ra:
- Mở còng cho nó! - Hắn bảo cộc lốc.
Một hạ sỹ tra khóa vào còng, tiếng "cạch" nhẹ nhàng.
- Còn thằng này! - Hắn trỏ Thạch – Lôi cổ nó đi...
- Không! – Luân quắc mắt - Mở cả còng cho thiếu úy Thạch...
- Mày ra lệnh cho tao à? - Hắn cũng quắc mắt
Saroyan không nói gì, đến chỗ máy nói. Hắn không đủ bình tĩnh nữa
- Khỏi! Bà thiếu tướng, tôi thả cả hai...
Thạch được mở còng
- Theo chỗ tôi biết, trung tá phải xin lỗi đại tá... Chừng nào tôi chưa nghe được tận tai lời xin lỗi của trung tá thì tôi chưa bỏ ý định nói với nhà tôi...
Hắn nhún vai rồi chìa tay cho Luân:
- Ta coi như không có việc gì xảy ra cả, đồng ý chứ?
Luân nhìn quân hàm của anh dưới đất, viên trung tá toan cúi nhặt nhưng chính Luân đã nhặt trước. Viên trung tá giằng quân hàm, lau sạch bằng chiếc mù soa của hắn và thận trọng đính lên ve áo của Luân. Bằng cả hai tay, viên trung tá vồ tay Luân:
- Đại tá đừng giận!
Hắn tiễn Luân ra xe và đứng nghiêm chào đúng điều lệnh...
Dung đến cạnh Luân. Cô vuốt nhẹ tóc chồng. Luân áp tay vợ vào má, vẫn ngồi yên. Một lát sau, Dung rời Luân xuống bếp
- Tình hình có thể khá hơn đối với anh... – Dung nói lúc hai vợ chồng dùng cơm
- Thế nào gọi là khá hơn?
- Sáng nay, trung tướng chủ tịch điện cho em, hỏi thăm sức khỏe của anh.
- Anh nằm trong diện "Ủy ban điều tra tội ác", đang nghiên cứu hồ sơ... – Luân cười nhẹ.
- Hình như đang có một cuộc vận động từ phía người Mỹ cho anh
- Sẽ không ổn nếu Saroyan bộp chộp!
- Theo em, không phải Jones Stepp mà của đại sứ Mỹ hoặc tướng Harkins. Họ muốn anh có mặt trong cuộc họp bàn về chủ trương khái quát ở Việt Nam sau khi ông Diệm đổ.
Luân nhịp nhẹ đũa lên vành chén, lát sau anh nói:
- Lại một mưu toan. Cabot Lodge tự xem như đã xong nhiệm vụ, còn Harkins thì khác... Ông ta quan tâm tới các cuộc hành quân mang hiệu quả để chứng minh rằng ông bỏ Diệm là sai và ông phải cố gắng lắm để ấp chiến lược không thành bình địa trước sức tấn công của phía bên kia.
- Tướng Maxell Taylor sẽ thay Cabot Lodge. – Dung thông báo.
- Anh đã đoán khả năng này. Harkins thích cộng tác với một đại sứ xuất thân từ quân đội. Song tình thế chắc chắn không cho phép một đại tướng chuyên yểm trợ chuyển sang một tổng tư lệnh viễn chinh. Tuy nhiên...
- Nếu họ ngỏ ý, thái độ của anh sẽ như thế nào? – Dung hỏi
- Anh sẽ đặt điều kiện!
- Anh đặt điều kiện gì?
Luân trìu mến nhìn Dung
- Anh đòi hỏi họ phải công nhận giết ông Diệm, ông Nhu là sai lầm...
- Em hiểu rồi... và em tán thành!
- Chừng nào họ chưa công nhận điều đó, anh chịu bị giam lỏng như hiện nay, dù cho vô thời hạn...
- Anh không đơn độc trong quan điểm này... Em biết ngay tướng Phạm Xuân Chiểu cũng ngao ngán trước cái chết của anh em nhà Diệm
- Nhưng, tổng nha của em nên đề phòng. Đảng Đại Việt không bao giờ bỏ qua chỗ béo bở này...
- Em biết. Sở dĩ người ta thăng cấp cho em, một phần cũng để ngăn ngừa sự thâm nhập quá đáng của Đại Việt vào ngành cảnh sát. Tại sao bỗng nhiên em từ Bí thư của Tổng giám đốc được chuyển sang Nha công vụ... Ở đó, em là phó giám đốc giải quyết các việc thu nhận, thăng cấp sĩ quan cảnh sát.
Cơm nước xong, hai vợ chồng nghỉ trưa. Luân bỗng như khám phá cái gì đó ở Dung mà trước kia anh còn mơ hồ; một cán bộ tình báo cao tay...
- Tại sao anh ngó em dữ vậy? – Dung nũng nịu
Luân kéo Dung sát vào anh, đằm thắm hôn lên đôi má mịn, hơi ửng hồng...
BẠN ĐANG ĐỌC
Ván bài lật ngửa
General FictionTác giả: Nguyễn Trương Thiên Lý Tưởng nhớ anh Chín T. và các đồng chí đã chiến đấu hy sinh thầm lặng. N.T.T.L