Nakajima Atsushi sinh năm 1909 ở Tokyo và qua đời năm 1943 cũng tại đây do suy tim, hậu quả của chứng suyển kinh niên. Vỏn vẹn trên ba mươi năm làm người, ông đã chứng kiến toàn chuyện bất hạnh trong đó có cảnh tổ quốc Nhật Bản nhảy vào chiến tranh Thái Bình Dương một năm trước khi ông tạ thế. Lúc nhỏ đau yếu mãi, rốt cục tốt nghiệp đại học, ông lao đao viø sinh kế. Sau khi dạy văn ở trường Nữ Trung Học Yokohama một thời gian, ông đành để vợ con ở Tokyo đi nhận chân thư ký ngoài đảo Saipan đổi gió chữa bệnh. Được ít lâu, ông lại từ chức trở về Tokyo, lao đầu viết và viết nhưng chẳng mấy lúc lên cơn suyển nặng rồi mất.
Văn chương ông phần lớn bắt nguồn từ cổ điển Trung Quốc, có lẽ vì xuất thân từ một gia điønh cựu nho. Thời trẻ, theo cha qua Triều Tiên, Mãn Châu, sau có dịp đó sinh sống và du lịch Trung Quốc, quần đảo Ogasawara, Saipan? nên hơi văn phảng phất hương vị trời xa xứ lạ. Ông thường lồng khung tác phẩm trong bối cảnh cổ xưa như thời Xuân Thu (với các nhân vật như Khổng Khâu, Tử Lộ, Vệ Trang Công, Thúc Tôn Báo).
Hán (Lý Lăng, Tô Vũ, Tư Mã Thiên), Đường (Sa Ngộ Tịnh)... Ngoài Hàn Phi Tử, Vương Duy, Cao Thanh Khâu, Sử Ký, Tả Truyện?ông còn ham đọc các tác giả Âu Mỹ như Anatole France, Aldous Huxley, Robert Stevenson, O?Henry và Goethe nên lối hành văn của ông chính ra chịu nhiều ảnh hưởng Tây Phương.
Từ những đề tài cũ, ông chỉ giử lại những chi tiết làm mình xúc cảm rồi dàn dựng tài tình một thế giới hư cấu huyền ảo và qua đó, bày tỏ quan điểm về con người và cuộc sống.
Gào Trăng Trong Núi (Sangetsuki, Sơn Nguyệt Ký) mượn tích Nhân Hổ Truyện, một thiên truyền kỳ đời Đường do Lý Cảnh Lượng soạn, trích từ tác phẩm Cựu Tiểu Thuyết Ngô Tăng Kỳ biên. Tuy nhiên, chắc chắn thể nghiệm thân xác bị suyển hành hạ của Nakajima Atsushi cũng góp phần không nhỏ vào việc xây dựng tác phẩm. Qua nó, chúng ta thấy bóng dáng Hoá Thân (Metamorphose) (người biến thành sâu) của văn hào Tiệp gốc Do Thái Frank Kafka và những truyền thuyết về người hóa sói ở Âu Châu nhưng diễn ra trên một bình diện và mang một ý nghĩa khác.
Nguyên tác ra mắt độc giả năm 1941 trên tờ Bungakkai (Văn Học Giới) đã được nhà xuất bản Kadogawa in khổ bỏ túi từ 1968 và tái bản đến lần thứ 55 năm 2003.Văn ông thường được dùng làm tài liệu giáo khoa cho thanh thiếu niên Nhật.
BẠN ĐANG ĐỌC
Sơn Nguyệt Ký ( Sangetsuki)
Non-FictionHay còn gọi là "Gào trăng trong núi" được sáng tác bởi văn hào Nhật Bản,Nakayama Atsushi. Người dịch: Nguyễn Nam Trân Nguồn: www.erct.com