1)Kỹ thuật lập trình giai đoạn thứ nhất: Trong thời kỳ đầu của tin học, khoảng những năm 50, người ta lập trình bằng các ngôn ngữ bậc thấp. Việc nạp và theo dõi hoạt động của chương trình một cách trực tiếp theo chế độ trực tuyến (on-line), tìm & diệt lỗi (debugging) như ta hay làm ngày nay là không thể được. Lập trình viên ngày xưa làm việc thận trọng hơn ngày nay rất nhiều.
Trước những năm 60, người ta coi lập trình như một hoạt động nghệ thuật, nhuốm màu sắc tài nghệ cá nhân hơn là khoa học. Một người nắm được một ngôn ngữ lập trình và một số mẹo vặt tận dụng cấu hình phần cứng cụ thể của máy tính có thể được xem là chuyên gia nắm bắt được những bí mật của “nghệ thuật lập trình”.
2)
Cuộc khủng hoang phần mềm năm 60: Chi phí cho tin học quá lớn, trong đó chi phí cho phần mềm chiếm tỉ lệ cao và ngày càng tăng so với chi phí cho kỹ thuật tin học (phần cứng).Năm 1965 tổng chi phí cho tin học trên Thế giới chiếm 250 tỉ Franc.Rất nhiều đề án lớn nhằm ứng dụng tin học bị thất bại liên tiếp. Nguyên nhân thất bại chủ yếu là do phần đảm bảo sản phẩm
Để giải quyết những vướng mắc trong kỹ thuật lập trình, các nhà tin học lý thuyết đã đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu bản chất của ngôn ngữ, thuật toán và các hoạt động lập trình và nâng nội dung của nó lên thành nguyên lý khoa học.
3)
Tính cách mạng của những quan điểm khoa học nẩy nở trong giai đoạn này thể hiện ở những điểm sau đây:
Chương trình máy tính và lập trình viên trở thành đối tượng nghiên cứu của lý thuyết lập trình
Vấn đề cơ bản đặt ra đối với lý thuyết lập trình là “làm thế nào có thể làm chủ được sự phức tạp của hoạt động lập trình”.
4)
1. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng
2. Xác định các chức năng cần có của sản phẩm
3. Chia nhỏ các chức năng thành các nhóm độc lập tương đối với nhau.
4. Giao việc thiết kế và sản xuất sản mỗi bộ phần của sản phẩm này cho từng người hoặc nhóm người.
5. Các nhóm triển khai công việc:
6. Ghép nối các bộ phận/chi tiết thành phẩm
7. Thử nghiệm sản phẩm, sửa nếu cần.
8. Bán và giao lô sản phẩm đầu tiên cho khách hàng
9. Thu thập thông tin phản hồi từ phía người sử dụng.