Niệm Phật Pháp Yếu Quyển III: Niệm Phật Dẫn Chứng

283 1 0
                                    

Niệm Phật PhápYếu

Quyển thứ ba

Niệm Phật Dẫn Chứng

Tịnh nghiệp đệ tử Dịch Viên Mao Lăng Vân cung kính kết tập

Pháp môn Trì Danh phổ nhiếp thượng căn, trung căn, hạ căn. Các tông Luật, Giáo, Thiền cao siêu, hết thảy pháp Thiên, Viên, Ðốn, Tiệm không một pháp nào là chẳng lưu xuất từ pháp giới này. Hết thảy các hạnh Ðại, Tiểu, Quyền, Thật, không một hạnh nào chẳng quy hoàn pháp giới đây. Vì thế, cả chín giới đều quy hồi, mười phương cùng xưng tán, ngàn kinh cùng xiển dương, vạn luận cùng tuyên thuyết. Phàm trái nghịch với ý kinh thì chính là báng pháp, chẳng được vãng sanh.

Kẻ hậu học căn cơ chậm chạp khó lòng tìm cầu tham cứu nên ở đây tôi trích dẫn những nghĩa lý tinh hoa, giản yếu liên quan đến pháp Trì Danh trong các kinh, luận để họ tùy thời ấn chứng, hòng tránh được lỗi tu mù luyện đui.

1. Trích dẫn kinh Phật Thuyết A Di Ðà

* Từ đây [đi về] phương Tây trải qua mười vạn ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực Lạc. Cõi ấy có Phật hiệu là A Di Ðà, nay hiện đang thuyết pháp. Chúng sanh cõi ấy chẳng có các nỗi khổ, chỉ hưởng những điều vui nên [cõi ấy] tên là Cực Lạc.

* Chẳng thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên để được sanh về cõi ấy. Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe nói đến A Di Ðà Phật, [bèn] chấp trì danh hiệu trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, nhất tâm bất loạn thì lúc người ấy lâm chung, A Di Ðà Phật cùng các thánh chúng hiện ra trước mặt. Người ấy lúc mất, tâm chẳng điên đảo liền được vãng sanh cõi nước Cực Lạc của Phật A Di Ðà...

Nếu có chúng sanh nghe lời nói ấy, hãy nên phát nguyện sanh về cõi kia.

* Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nghe kinh này mà thọ trì và nghe danh hiệu chư Phật thì đều được hết thảy chư Phật hộ niệm, đều được chẳng thối chuyển A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề. Các ông đều phải nên tin lời ta và lời chư Phật đã nói.

Nhận định:

Kinh này khai thị diệu hạnh Trì Danh nên cả Thiền Tông lẫn Tịnh Tông đều dùng cho khóa tụng sớm tối. Sách Tịnh Ðộ Thập Yếu viết:

"Pháp diệu yếu trong Phật pháp không chi bằng Tịnh Ðộ. Pháp diệu yếu trong Tịnh Ðộ không chi hơn được Trì Danh. [Tác phẩm] diệu yếu nói về pháp Trì Danh không gì bằng được kinh A Di Ðà và sách Yếu Giải của ngài Linh Phong".

Sách Yếu Giải nhận định: "Tín nguyện chấp trì danh hiệu một tiếng ắt đã đầy đủ thiện căn, phước đức. Chẳng luận là xuất gia hay tại gia, sang, hèn, già, trẻ, sáu đường, bốn loài chỉ nghe được danh hiệu Phật thì đã là thiện căn nhiều kiếp thành thục. Ngũ nghịch, thập ác cũng đều gọi là thiện nam nữ vậy.

A Di Ðà Phật là vạn đức hồng danh, dùng danh để chiêu cảm đức thì không đức nào là chẳng gồm thâu trọn vẹn hết. Vì thế, lấy Trì Danh làm Chánh Hạnh, chẳng cần phải lạm dùng các hạnh Quán Tưởng, Tham Cứu v.v... thật là giản dị nhất, thẳng tắt nhất. Nghe rồi tin, tin rồi nguyện mới chịu chấp trì. Chấp trì thì trong mỗi niệm nhớ đến danh hiệu Phật, nhưng lại có Sự Trì và Lý Trì.

Niệm Phật Pháp YếuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ