Câu 1: Những văn bản pháp quy chủ yếu của nước ta trước khi Luật Thú y ra đời.
1. Sắc lệnh 125-SL của chủ tịch nước VNDCCH ngày 17/7/1950 nhằm bài trừ dịch bệnh cho súc vật do HCM ký và sau đó là 5 bộ trưởng ký (nông nghiệp, quốc phòng, công an, tư pháp, hình sự).
2. Điều lệ phòng chống dịch bệnh cho GSGC theo Nghị định III do Phạm Văn Đồng ký.
3. Chỉ thị 01-NN-CT của UBNNTW 17/3/1972 về phòng và chống bệnh lao trâu bò trong chăn nuôi quốc doanh.
4. Chỉ thị của thủ tướng chính phủ (296/TTg) ngày 25/8/1979 về công tác tiêu diệt bệnh toi gà (Newcastle).
5. Chỉ thị của thủ tướng chính phủ (316/TTg) ngày 9/12/1980 về việc khống chế và tiêu diệt dịch tả heo (Hog Cholera).
6. Nghị định 23/ HĐBT (hội đồng bộ trưởng) ban hành điều lệ kiểm dịch động vật do chủ tịch HĐBT Tố Hữu ký ngày 10/8/1981.
7. Nghị định II/ HĐBT của chủ tịch HĐBT ký ngày 6/2/1988 về điều lệ kiểm soát sát sinh GSGC.
Câu 2: Thành quả của Pháp lệnh thú y 1993.
1. Phát triển sản xuất thông qua các thành quả về phòng chống dịch bệnh động vật.
2. Góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
3. Góp phần bảo vệ môi sinh.
4. Phát triển thương mại.
5. Phát triển quan hệ và họp tác quốc tế.
6. Xây dựng hệ thống thú y lớn mạnh.
Câu 3: Những hành vi bị nghiêm cấm.
1. Vi phạm các quy định về vệ sinh thú y đối với cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; cơ sở sản xuất thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.
2. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật, nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật; thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y giả, không đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y, hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, bị cấm sử dụng hoặc không được phép lưu hành tại Việt Nam.
3. Không thực hiện các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật.
4. Vứt xác động vật làm lây lan dịch bệnh cho động vật, cho người.
5. Vận chuyển trái phép động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ địa phương này đến địa phương khác.
6. Vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp ra các vùng khác.
7. Nhập khẩu xác động vật, vi sinh vật, ký sinh trùng mà không được phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản.
8. Nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.