1 ton giao

0 0 0
                                    

Năm vấn đề quan trọng của đất nước trong tương lai. Phật Giáo-Công Giáo: Chế độ cộng sản Việt Nam đã lợi dụng và khai thác như thế nào? Tại sao chúng ta không được mắc bẫy?

THINH PHAM

Trở ngược lại lịch sử từ xa xưa, chúng ta đã biết Phật Giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ít nhất là từ đời Nhà Lý trở về trước (có thể tầm khoảng vài trăm năm sau Công Nguyên vì lịch sử thời đó không quá rõ ràng) và được du nhập trực tiếp từ Ấn Độ chứ chẳng phải là từ xứ Tàu như nhiều người trong chúng ta nhầm tưởng.

Thời Lý-Trần, Phật Giáo rất phát triển ở Việt Nam, nhiều ông vua thời đó thường đi tu vào cuối đời nhưng thời đó chưa có thống kê chi tiết hay số liệu tương đối nào đó để chúng ta biết rõ hơn. Nhìn chung Phật Giáo đã có sự ảnh hưởng lâu dài ở nước Việt Nam từ miền Bắc rồi lan tỏa đến miền Nam sau này cùng với sự mở rộng ảnh hưởng, lãnh thổ của các đời chúa Nguyễn.

Còn Công Giáo, theo những ghi nhận lịch sử về sau này, xuất hiện ở đất nước Việt Nam ngày nay khoảng vào đầu thế kỉ 16. Dù du nhập sau nhưng Công Giáo đã trở thành tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam.

Ngày nay, dưới chế độ cai trị của cộng sản-những người cổ võ cho "cộng sản giáo" (không hề "vô thần" hay "phi tôn giáo-phi ý thức hệ" thực sự), nên khó rõ ràng những con số thống kê hoặc khảo sát về số lượng người theo Phật Giáo hoặc Công Giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, con số chưa đáng tin còn hơn chẳng có con số nào. Ở đây chúng ta sẽ lấy tạm 2 số liệu bên dưới, một từ Pew Research và của chính chế độ Việt Cộng:

Số liệu của Pew Research năm 2010.

Số liệu của chính quyền Việt Cộng năm 2014.

Từ số liệu trên (dù nhiều khả năng không đúng nhưng chúng ta không có số liệu nào tương đối hơn để kiểm chứng) thì chúng ta thấy Phật Giáo là tôn giáo có số người theo lớn nhất (không tính nhóm "tín ngưỡng dân gian" (chúng ta cũng tự hỏi thêm "Tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam là như thế nào?"), "không tôn giáo" hay "vô thần" theo định nghĩa nào đó của chế độ cộng sản hoặc định nghĩa từ chính những người đó), tiếp sau chính là Công Giáo.

Lịch sử nước ta đã chứng kiến Công Giáo từng bị đàn áp trong thời gian dài từ các triều đình "phong kiến". Người Công Giáo cũng từng ở vào thế tiến thoát lưỡng nan khi có những người nhìn nhận, lý luận như một tôn giáo của người phương Tây và phản bội đất nước. Lý luận kiểu đó đã dẫn đến những cuộc tàn sát oan người dân vô tội, đồng thời càng đẩy nhiều người Công Giáo vào thế hợp tác với người Pháp. Và không ai lợi dụng lý luận đó tốt hơn chính quyền Việt Cộng, ngày nay họ vẫn cố làm điều đó để chia rẽ dân tộc Việt Nam.

Trong một lần, tôi thấy xấu hổ khi một người phải nhắc đi nhắc lại chuyện ông ấy là người Phật Giáo để khỏi bị hiểu lầm vì là Công Giáo nên bênh vực (thực ra là nói thật) ông Ngô Đình Diệm. 

Ông Ngô Đình Diệm bị đảo chính vì nhiều lý cớ, một trong số đó như phong trào Phật Giáo phản đối ông ấy....nhưng thực sự những vụ việc đó có sự tác động, bôi bác có hệ thống của chế độ cộng sản. Họ muốn làm chia rẽ, muốn làm suy yếu một đối thủ tầm cỡ là ông Diệm bằng đòn chia rẽ dân tộc Việt Nam với sự khác biệt tôn giáo. Họ xuyên tạc, dựng lên hình ảnh của ông Diệm trọng dụng Công Giáo, đàn áp Phật Giáo, qua đó gián tiếp nói ông Diệm chỉ là một dạng con rối của Tây Phương vì thiên vị Công Giáo.

To już koniec opublikowanych części.

⏰ Ostatnio Aktualizowane: May 09, 2018 ⏰

Dodaj to dzieło do Biblioteki, aby dostawać powiadomienia o nowych częściach!

thinhphamOpowieści tętniące życiem. Odkryj je teraz