VĂN BẢN : CHÍ PHÈO
I. TÍM HIỂU CHUNG
1. Tác giả :
Nam Cao quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, là một trong những cây bút hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam trước Cách mạng.
BS : Đối với đề tài người nông dân, Nam Cao là nhà văn đến muộn. Trước Nam Cao đã có khá nhiều cây bút xuất sắc khai thác triệt để đề tài này : Nguyễn Công Hoan với Bước đường cùng, Ngô Tất Tố với Tắt đèn, Vũ Trọng Phụng với Vỡ đê ... Dường như không còn gì có thể viết hay, viết sâu sắc, chân thực hơn nữa về nông thôn Việt Nam trước CMT8. Đề tài này như một mảnh đất được thâm canh, cày xới kĩ càng nhưng Nam Cao vẫn có một mùa bội thu cới Chí Phèo. Từ khi Chí Phèo nghệch ngưỡng bước ra từ trang văn thì y đã trở thành hình tượng điển hình bất hủ cho bi kịch của người nông dân trong xã hội tăm tối trước 1945.
2. Tác phẩm
a) Nhan đề
- Ban đầu Nam Cao đặt tên cho tác phẩm là Cái lò gạch cũ à nhấn mạnh sự quẩn quanh bế tắc của cuộc đời người nông dân thiện lương trước Cách mạng. Cái lò gạch cũ gắn với cuộc đời Chí Phèo như biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo.
- Khi in thành sách : Đôi lứa xứng đôi à giật gân, gây tò mò và đánh vào thị hiếu của một lớp công chúng thời bấy giờ.
- Năm 1946 : Nam Cao đặt lại tên là Chí Phèo
b) Tóm tắt
Truyện kể về cuộc đời Chí Phèo, một đứa trẻ bị bỏ rơi vô thừa nhận. Chí Phèo được người làng nhặt về nuôi, đến năm 20 tuổi làm canh điều cho nhà Bá Kiến. Vì ghen tuông, Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Sau bảy tám năm ở tù về, từ một người hiền lành, lương thiện, Chí thành con quỹ dữ làm tay sai cho Bá Kiến gây bao tội ác cho dân làng. Sau khi gặp thị Nở, bản chất lương thiện trong Chí trỗi dậy. Chí mong muốn thị giúp mình trở lại cuộc sống bình thường nhưng không được vì bị thị Nở cự tuyệt. Qúa đau đớn, phẫn uất, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến, giết hắn và tự kết liễu đời mình.
3. Chủ đề
Qua số phận bi thảm của Chí Phèo, Nam Cao lên án sâu sắc xã hội tàn bạo chà đạp nhân phẩm con người, vạch ra mối mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa ở nông thôn Việt Nam đương thời và tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội. Đồng thời Nam Cao thể hiện tư tưởng nhân đạo tốt đẹp, niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
A. HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT CHÍ PHÈO
1) Bi kịch bị lưu manh hóa
a. Qúa trình
- Từ một nông dân lương thiện, chỉ vì một cơn ghen vô cớ của Bá Kiến nên Chí bị đẩy vào tù. Ở tù ra, Chí Phèo biến dạng và triền mien trong say sưa, tội lỗi :