Truyện gốc: Tam sinh tam thế thập lí đào hoa
Tác giả: Đường Thất Công Tử
Thể loại: Huyền huyễn
Cùng hệ liệt Tam sinh tam thế Chẩm thượng thư.
Tam sinh tam thế là tên hệ liệt, cũng là một phần trong tên truyện. Nói là ba đời ba kiếp, nhưng thực ra có thể kể hết được hay không, rằng bao nhiêu quãng đời mà nữ chính đã trải qua trong mười bốn vạn năm đằng đẵng? Là tuổi thơ trước năm năm vạn tuổi, và tơ duyên sớm đoạn với kẻ khác tộc chẳng thể thông hôn? Là núi Côn Luân bái sư học nghệ, quen biết quỷ quân Minh giới? Hay trần duyên giữa phàm nhân Tố Tố với thái tử Cửu Trùng Thiên? Hay thượng thần Bạch Thiển cao cao tại thượng giữa bát hoang tứ hải? Hay cô nương đến rồi đi không vết tích, một lời hứa hẹn khiến thiếu niên tàn phế nơi tướng phủ đã chờ đợi cả một đời? Là kiếp nào khắc cốt? Là đời nào ghi tâm?
Nếu bắt buộc phải phân chia rạch ròi ba đời ba kiếp, thế thì, mình cho là một kiếp trả Ly Kính, một kiếp trả Dạ Hoa. Còn lại một kiếp, chính là trọn vẹn quãng đời Tiểu Thập Thất vô ưu vô sầu bên sư phụ.
Nhiều bạn không quen đọc huyền huyễn nói rằng thập lí đào hoa nhức đầu quá, rằng quá khứ hiện tại lằng nhằng hết cả lên. Uh, đúng là rối thật. Và trong cái mớ bòng bong ấy, có một dáng hình chỉ hiện lên trong những nét phác họa nhạt nhòa. Người thay nữ chính gánh kiếp nạn phi thăng thượng tiên, người nhẹ nhàng vỗ về cô ấy khi Ly Kính phản bội, người táng mạng với chuông Đông Hoàng, người chiến thần đã từng che chở nữ chính một đời, vĩnh viễn ngủ say.
Một lời nói “Đợi ta.” Khiến nữ chính liền dùng cả đời để đợi. Cho dù phải trích máu ở tim đến mất hết tu vi, cho dù phải tìm kiếm khắp bát hoang tứ hải, Tiểu Thập Thất cũng sẽ đợi người trở về.
“Đợi ta.”
“Đợi chàng, chàng làm gì?”
“Đợi ta tái sinh đầu thai, cùng nàng nối lại tiền duyên, cùng ngắm hoa đào mười dặm.”
Dạ Hoa chưa bao giờ nói với Bạch Thiển, hay Tố Tố cũng vậy, hai từ đó. Câu cuối cùng Dạ Hoa để lại là: “Thế cũng tốt.” Không phải “Đợi ta.”
Người nói “Đợi ta.” là Mặc Uyên.
Thật có nhiều lúc, mình cảm thấy Mặc Uyên và Dạ Hoa như là một người vậy. Là một người, rõ ràng vẫn sự chở che ấy, vẫn sự dịu dàng nhẫn nại ấy, vẫn là dáng vẻ trầm ổn ấy. Lúc Mặc Uyên cầm trường kiếm tung hoành thiên hạ thì không có sự tồn tại Dạ Hoa, lúc Dạ Hoa xuất thế với ráng lành và chim ngũ sắc, Mặc Uyên sớm đã tan thành tro bụi cùng chuông Đông Hoàng. “Cái dáng vẻ như thế, trời sinh đã có tiên cốt như thế, năm đó Mặc Uyên thượng thần thế nào, thì bây giờ Dạ Hoa cũng như thế.”
Khúc gần cuối truyện khi Mặc Uyên tỉnh lại, nhìn Bạch Thiển ôm Dạ Hoa khí tức đã đoạn bất động bên bờ Nhược Thủy, trong lòng mình cảm thấy mâu thuẫn khó tả. Rõ ràng Mặc Uyên với Dạ Hoa là hai người khác nhau, nhưng cái cảm giác vẫn tồn tại từ đầu đến giờ càng không thể nào xua tan được, trái lại càng mạnh hơn…
Nếu ai đã xem Cổ kiếm kỳ đàm sẽ biết đoạn kết như thế này: Bách Lý Đồ Tô chết, Phong Tình Tuyết bỏ qua luân hồi đổi lấy thọ mệnh dài lâu để đi khắp cùng trời cuối đất, tìm kiếm linh hồn người mà mình yêu thương. Nghìn năm sau, Bách Lý Đồ Tô tái sinh, cảm nhận được Phần Tịch cổ kiếm, bước vào bí cảnh, đối diện với Bách Lý Đồ Tô kiếp trước, đối mặt với Phần Tịch kiếm…
Có phải hay không, Mặc Uyên khi đối diện với Dạ Hoa, cũng là tư vị này?
Năm tháng thua xa cuộc bể dâu, nếu một ngày, tình yêu của nàng dành cho ta chỉ còn lại nắm xương tàn…
BẠN ĐANG ĐỌC
REVIEW NGÔN TÌNH CỔ TRANG TRUNG QUỐC
General FictionReview của mình về truyện ngôn tình Trung Quốc về thể loại truyện cổ trang.