Tôi rất hân hạnh và vinh dự được giới thiệu đến độc giả, những người yêu thích khám phá nói dối đề tài "Phân tích lời nói (Statement Analysis®) — một kỹ thuật được sử dụng bởi cảnh sát và các nhà điều tra để xác định sự thật dựa vào lời nói và lời diễn đạ
Lời nói của con người phản bội họ thế nào
Tác giả Mark McClish
Giới thiệu: Tôi rất hân hạnh và vinh dự được giới thiệu đến độc giả, những người yêu thích khám phá nói dối đề tài "Phân tích lời nói (Statement Analysis®) — một kỹ thuật được sử dụng bởi cảnh sát và các nhà điều tra để xác định sự thật dựa vào lời nói và lời diễn đạt văn bản.Vị khách Mark McClish là vị phó thống soái đã nghỉ hưu của Hoa Kỳ, một chuyên gia về kỹ thuật phỏng vấn. Bạn sẽ tìm thấy nhiều thông tin và nghiên cứu của ông tại các liên kết ở cuối bài này.
Giới thiệu về phân tích lời nói
Phân tích lời nói là quá trình phân tích những ngôn từ của một người để xác định xem vấn đề được trình bày là thực sự hay giả dối. Lý do để kỹ thuật này tồn tại đó là những lời nói của con người thường phản bội lại họ.Luôn có một vài cách để bạn diễn đạt một lời nói. Mọi người sẽ luôn sử dụng kiểu nói dựa vào kiến thức của họ. Vì thế, ngôn từ của họ có thể bao gồm thông tin họ không có ý định chia sẻ.Gần như không thể đưa ra một chuỗi lời nói dài mà không bộc lộ đó là một lời nói dối.
Các kỹ thuật phân tích lời nói thường rất chính xác vì chúng được dựa trên những định nghĩa về từ và ngữ pháp của ngôn ngữ diễn đạt. Ví dụ, nếu một người nói "Tôi đang cố gắng thành thật đây", thì phần nhiều là anh ta không đang thành thật. Từ "cố gắng" có nghĩa là anh ta chỉ đang phấn đấu thôi. Khi một nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp sử dụng đại từ "chúng tôi" trong lời nói, cô ta đang không nói thật. Đại từ "chúng tôi" không chỉ thể hiện số nhiều mà còn cho thấy một sự kết giao đã hình thành. Chúng ta không mong đợi một nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp khi người đó là bạn trai cô ta. Khi một người sử dụng những cụm từ như "sau đó" hay "và rồi", anh ta đang giữ lại một số thông tin và cố tình cắt bớt để đến với những thông tin khác.Một ví dụ của việc sử dụng các nguyên tắc ngữ pháp để phân tích thời điểm của hành động trong lời nói. Khi một người đang kể cho chúng ta nghe những gì đã xảy ra, anh ta được cho là sẽ sử dụng thì của động từ ở quá khứ. Vì thế, nếu có sự xuất hiện của thì hiện tại, đây là dấu hiệu anh ta đang bịa chuyện. Xem xét lời nói sau:
"I was sitting in my car when a man opened my door,
pointed a gun at me and tells me to get out."(Tôi đang ngồi trong xe thì một người đàn ông mở cửa xe, chĩa súng vào tôi và bắt tôi xuống xe)
Trong khi người này bắt đầu bằng việc sử dụng thì quá khứ, anh ta chuyển sang thì hiện tại với động từ "tells." Thì hiện tại được sử dụng như một dấu hiệu cho thấy anh ta không "lôi" nó ra từ ký ức.Một ví dụ khác của việc sử dụng quy tắc ngữ pháp để phát hiện lừa dối đó là cách người ta dùng mạo từ trong câu. Khi chúng ta giới thiệu một người, hay một cái gì đó chưa được biết đến, chúng ta thường dùng mạo từ không xác định "a" hay "an." Một khi lời giới thiệu đã được thực hiện, chúng ta sau đó sẽ dùng mạo từ "the." Chúng ta nhìn thấy điều này trong đoạn sau:
YOU ARE READING
PHÂN TÍCH TÂM LÝ VÀ ĐIỀU TRA
Mystery / ThrillerMÌNH TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN ĐỂ DÀNH CHO NHỮNG BẠN NÀO CẦN NHA