Từ xưa đến nay, dân gian đều lưu truyền một truyền thuyết rằng, người chết trước khi được đầu thai chuyển thế nhất định phải đi qua một con đường u minh gọi là Hoàng Tuyền lộ để đến sông Vong Xuyên.
Truyền thuyết kể rằng trên con sông Vong Xuyên ấy có một cây cầu gọi là Nại Hà, đi qua cầu Nại Hà lại gặp Vọng Hương Đài. Nơi đó có một bà lão phân phát canh Mạnh Bà cho các vong hồn gọi là Mạnh Bà địa ngục. Bên bờ sông Vong Xuyên, đầu cầu Nại Hà có một tảng đá lớn gọi là "Tam Sinh Thạch". Tương truyền rằng, trên Tam Sinh Thạch có ghi chép lại kiếp trước, kiếp này và kiếp sau của một linh hồn.
Linh hồn trước khi đầu thai, đứng trên Vọng Hương Đài trông về phía xa, đưa mắt nhìn về phía gia đình, người thân ở dương gian một lần cuối sau rồi uống bát nước canh của cho quên hết mọi chuyện buồn vui ở kiếp trước, đồng thời cũng mở ra một kiếp trầm luân mới.
Tam Sinh, theo như bên Phật gia thì là tam thế chuyển sinh, tức là kiếp trước, kiếp này, kiếp sau. Phật gia cho rằng, sinh mệnh là vĩnh hằng, cho nên sinh mệnh có luân hồi chuyển thế. Kiếp trước là nhân, kiếp này là quả, kiếp sau là duyên. Nhân duyên tụ hợp, duyên diệt duyên khởi, nợ tình duyên còn phải hoàn trả, oan trái...hết thảy đều được ghi lại rõ ràng trên Tam Sinh Thạch – Đá Ba Đời.
Truyền thuyết về Tam Sinh Thạch (Đá Ba Đời)
Trong cuốn "Cam trạch dao. Quyển ngũ. Viên Quan", triều đại nhà Đường có ghi rằng: "Tam sinh thạch thượng cựu tinh hồn, thưởng nguyệt ngâm phong bất yếu luận, tàm quý tình nhân viễn tương phóng, thử thân tuy dị tính trường tồn." Đoạn văn này kể về truyền thuyết tam thế chuyển kiếp của một vị tăng nhân gặp lại bạn cũ. Điều truyền đạt chính là bạn bè hết lòng tuân thủ ước định của hai người, làm cảm động tâm can con người.
Theo ghi chép, những năm tháng cuối thời nhà Đường, tại chùa Huệ Lâm ở Lạc Dương có hòa thượng tên Viên Quan, biết trồng trọt, có nhiều lương thực và của cải. Ngoài việc am hiểu Phật học ra, ông còn rất tinh thông âm luật. Người đương thời gọi ông là Phú hòa thượng, nhưng không ai biết lai lịch của ông.
Cũng thời ấy, Lý Nguyên vốn thuộc dòng dõi quan to trong triều. Trong năm Thiên Bảo (niên hiệu Đường Huyền Tông), cả ngày ông ăn uống vui chơi, say sưa trong ca múa và rượu, mặc sức hưởng lạc. Cha của Lý Nguyên là Lý Khải canh giữ ở biên cương, về sau bị An Lộc Sơn giết hại.
Từ đó về sau, Lý Nguyên từ bỏ cuộc sống ăn chơi trước đây, ẩn cư ở chùa Huệ Lâm, đồng thời ông đem toàn bộ gia sản quyên tặng cho chùa Huệ Lâm, phát thệ nguyện không cầu công danh, bổng lộc, không kết hôn, không thuê mướn nô bộc.
Bởi vậy, Lý Nguyên và Viên Quan trở thành đôi bạn tốt, không có gì giấu nhau. Hai người ngày ngày ngồi nói chuyện cùng nhau, từ sáng sớm đến khi hoàng hôn, không ai biết rõ họ nói những gì. Cứ như vậy, họ chung sống và kết giao bạn bè ba mươi năm.
Một hôm họ hẹn nhau đi chơi Thục Châu, đến núi Nga Mi ở Thanh Thành tìm Đạo và xin thuốc. Viên Quan muốn đi qua Trường An nên chọn tuyến đường từ Tà Cốc đi ra. Lý Nguyên muốn đi qua Kinh Châu, nên chọn tuyến đường từ Tam Hiệp đi bằng đường thủy. Họ liên tục tranh luận cùng nhau, đến nửa năm trời mà vẫn không thống nhất ý kiến. Lý Nguyên khăng khăng giữ ý kiến của mình nên Viên Quan đành phải nói: "Đi đường nào thực sự không thể theo ý muốn cá nhân, hãy đi đường thủy từ Tam Hiệp đi".
BẠN ĐANG ĐỌC
Những truyền thuyết và câu chuyện chưa có lời giải đáp
General FictionTruyền thuyết, Kinh dị, hiện tượng bí ẩn, điều ít ai biết tới .... và cuối cùng chào mừng đến với thế giới đầy bí ẩn của chúng ta! p/s: bài viết dựa trên một số trang và tài liệu có đề cuối phần