Dia Nguc

155 0 0
                                    

Con người ta thành bởi xác và hồn. Xác có ngày sinh cũng có ngày chết, nhưng hồn thì sống mãi mãi.

Người ta thường lo cho xác hơn lo cho hồn. Ví dụ: Một tuần (7 ngày X 24 giờ = 168 giờ), người ta lo cho xác 167 giờ, nhưng 1 giờ đi lễ cho hồn (để thờ phượng Chúa, để cảm ơn Chúa, để xin Chúa tha tội lỗi, để xin Chúa tiếp tục ban những ơn lành cho tương lai mình) nhiều khi người ta cũng ngại, cũng bỏ. Ví dụ khác: Chi tiêu cả mấy ngàn, mấy chục  ngàn đô la cho xác, người ta không tiếc, nhưng chi 1, 2 đôla cho hồn (đóng góp vào nhà thờ ngày Chúa nhật) người ta tiếc.

Con người tự nhiên là thế. Nhưng nếu cứ sống tự nhiên với đầu óc kiêu căng, với đam mê (ham tình dục, ham tiền bạc, ham danh tiếng), người ta sẽ không còn thiết gì phần rỗi linh hồn đời sau. Và vì đam mê, người ta có thể lao đầu vào tội lỗi không mỏi mệt. Từ mê đắm đó, lương tâm ra chai cứng. Từ chai cứng, người ta không muốn cải thiện đời sống. Người ta nói rằng: Không có hỏa ngục, Chúa thương xót vô cùng, (người ta quên rằng Chúa cũng công bằng vô cùng). Người ta thấy không cần lo phần rỗi bây giờ. Tự nhủ mình: "để thư thả", "để tính sau", "việc gì mà vội"..."còn nhiều giờ". Đây chính là kế hoạch thành công nhất của satan hỏa ngục!  

Nghĩ đến Hỏa ngục lâu dài mãi mãi, đời đời…không thay đổi, vì khi sang thế giới bên kia, tình trạng người ta có thế nào cứ nguyên như vậy, như một thân cây đã ngả bên trái, không thể nào lại ngả qua bên phải được nữa! Và như một chiếc đồng hồ quả lắc cứ lắc đi lắc lại tiếng đời đời... Tôi lo sợ, buồn phiền vì biết có nhiều người phải "sa xuống" đó, nên để công tìm hiểu về Hỏa ngục, và trình bày ra đây, hi vọng giúp ích cho tôi và cho người thiện chí nào muốn biết…

Sau đây là phần tìm hiểu về : hiện hữu hỏa ngục , hình khổ, thời gian…

1. Quan niệm dân gian người Việt về địa ngục,

2. Quan niệm Công giáo về hỏa ngục, theo kinh thánh, giáo lý, mạc khải, chứng thần học…

3. Hỏa ngục  có bất công không?

4.  Những đường dẫn xuống Hỏa ngục,

5. Những phương pháp tránh khỏi sa Hỏa ngục.

1. QUAN NIỆM DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT VỀ ĐỊA NGỤC

 Theo tài liệu của tác giả Hoàng Trọng Miên trong Việt nam Văn học Toàn thư cuốn I, người ta đọc được những điều về Địa ngục theo quan niệm người Việt, những quan niệm này chịu ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng người Trung hoa trong thời đô hộ và ảnh hưởng Phật giáo. Theo đó, địa ngục có nơi chốn, có thời gian, có những hình khổ dữ dằn, nhưng theo ước vọng của con người, tội nhân được hóa kiếp, được cứu độ…

- Hiện hữu, nơi chốn, thời gian:

Sách tả: "Phía dưới mặt đất của loài người gọi là cõi âm (âm phủ), trong cõi âm có ma quỉ và linh hồn người ta. Cõi âm do một vị thần được Trời cho cai quản gọi là Diêm vương, dưới quyền Diêm vương là các quỉ phụ tá giúp việc. Người chết phải xuống cõi âm để Diêm vương phán xét về việc lành dữ đã làm ở trần gian, theo đó, hồn sẽ bị ở lại âm phủ mãi mãi, hoặc được đầu thai làm kiếp thú hay kiếp người, nhưng theo quan niệm nhà Phật thì rất khó được trở lại kiếp người.

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Aug 23, 2012 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Dia NgucNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ