PHẦN 3: SƠ LƯỢC VỀ TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC HỒI GIÁO (IS)

34 1 0
                                    

Hai ngày trước (28.12), một tiếng nổ từ tận thủ đô Cairo của Ai Cập xa xôi đã vang đến tận Việt Nam khi chiếc xe chở một đoàn khách du lịch Việt bị đánh bom. 4 người đã chết, nhiều người bị thương. Cả thế giới lên tiếng phẫn nộ trước hành động khủng bố dã man này. Tuy chưa có nhóm nào chính thức nhận trách nhiệm vụ tấn công, nhưng nhiều nguồn tin tình báo và các cơ quan điều tra đang nghiêng về Tổ chức tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Điều đó không lạ khi những năm gần đây, IS đang có xu hướng gia tăng những cuộc tấn công khách du lịch nước ngoài tại các quốc gia để có thể gây tiếng vang quốc tế.

Vậy Tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" là gì?

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên chúng ta phải ngược dòng lịch sử để hiểu qua đôi nét về hai nhánh chính của đạo Hồi: dòng hồi giáo Sunni & dòng Shiite (hay còn gọi là Shia). Tuy cùng chung xuất phát điểm, nhưng hai dòng này lại có mối thâm thù sâu xa đã kéo dài hơn 1000 năm. Sự chia rẽ đó bắt nguồn từ những bất đồng liên quan đến quan điểm về "người thừa kế" - tức người sẽ kế vị khi Nhà tiên tri Mohammed qua đời. Có thể tóm tắt sự khác biệt của 2 dòng này qua các mốc sau:

1. Số lượng:

- Sunni: chiếm đa số (khoảng 85%). Dòng Sunni nhiều tới mức cứ trong 10 người theo đạo Hồi, thì có đến gần 9 người theo nhánh Sunni. Phân bổ rộng và cũng là số đông tại nhiều quốc gia theo đạo Hồi trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Malaysia và Indonesia.

- Shiite: là thiểu số. Nhưng đặc biệt tại Iran, Iraq thì họ lại là đa số.

2. Quan điểm về người thừa kế sau khi nhà tiên tri Muhammad qua đời:

- Sunni: người Sunni cho rằng, nhà lãnh đạo mới cần được lựa chọn trên cơ sở đồng thuận theo số đông.

- Shiite: cho rằng chỉ có ai liên quan đến nhà tiên tri Muhammad, hay nói nôm na là phải có dây mơ rễ má thì mới có quyền kế vị ông.

3. Quan điểm về tôn giáo:

- Sunni: tôn thờ và phụ thuộc rất nhiều vào việc thực hiện theo các bài giảng của nhà tiên tri → bị người Shiite tố cáo là quá giáo điều và từ đó hình thành các giáo phái cực đoan.

- Shiite: chỉ tin vào các thủ lĩnh ayatollah của họ là hiện thân của Đấng tối cao trên mặt đất → bị người Sunni cáo buộc tôn thờ dị giáo

Nói chung là từ những quan điểm trái ngược nhau, nên hai dòng này đã gây ra những mối thù truyền kiếp. Ví dụ như là phái này hạ độc thủ lĩnh của phái kia, thảm sát những người không cùng quan điểm... Nhưng thôi, đó là chuyện quá khứ, chúng ta sẽ kể nhau nghe trong 1 dịp khác.

Quay lại lịch sử của IS, để dễ nhớ và dễ hiểu nhất, sẽ có 1 số cột mốc mà các bạn cần lưu ý.

- Năm 2003 với cuộc chiến Iraq. Sẽ là không có gì quá đáng nếu nói Mỹ là nguyên nhân gián tiếp lẫn trực tiếp cho sự ra đời của IS. Lúc đó Tổng thống Saddam Hussein là người theo dòng Sunni (thiểu số ở Iraq) và chính quyền của ông ban hành những đạo luật khống chế dòng Shiite (đa số). Khi Hussein bị lật đổ, dân Hồi giáo Sunni mất quyền lực và họ là những lực lượng đầu tiên nổi dậy chống lại sự hiện diện quân sự của Mỹ trên đất Iraq.

NỘI CHIẾN SYRIA, CHUYỆN IS, HỒI GIÁO CỰC ĐOAN: Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ