1
Phần I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC
Chương 1
Tâm lý học là một khoa học
I. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lý học
1. Tâm lý và tâm lý học
Tâm lý: Là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn liền
và điều hành mọi hành động, hoạt động của con ngừơi.
(Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động
nội tiết, được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó mật thiết với các quan hệ
xã hội.)
Tâm lý học: Là khoa học về các hiện tượng tâm lý. Nó nghiên cứu các quy luật nảy sinh
vận hành và phát triển của các hiện tượng tâm lý trong hoạt động đa dạng diễn ra trong cuộc
sống hàng ngày của mỗi con người.
2. Lịch sử hình thành và phát triển tâm lý học
2.1. Quan niệm về tâm lý con người trong hệ tư tưởng triết học duy tâm
- Theo các nhà duy tâm thì tâm lý con người là " linh hồn"- do các lực lượng siêu nhiên
như Thượng Đế, Trời, Phật tạo ra. "Linh hồn" là cái có trước, thế giới vật chất là cái thứ hai, có
sau.
- Đại diện tiêu biểu: Platôn(427 - 347 trcn), Becơli (1685-1753), Hium.
Platôn:
- Tâm hồn trí tuệ nằm ở đầu, chỉ có ở giai cấp chủ nô
- Tâm hồn dũng cảm nằm ở ngực và chỉ có ở tầng lớp quý tộc
- Tâm hồn khát vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô lệ
2.2. Quan niệm về tâm lý con người trong hệ tư tưởng triết học duy vật
Các đại diện tiêu biểu:
- Arixtot(348-322trcn)- tâm hồn gắn liền với thể xác và có ba loại:
+ Tâm hồn thực vật: có chung ở cả người và động vật làm chức năng dinh dưỡng (tâm
hồn dinh dưỡng)
+ Tâm hồn động vật: có chung ở cả người và động vật làm chức năng cảm giác, vận
động(tâm hồn cảm giác)
+ Tâm hồn trí tuệ: chỉ có ở người (tâm hồn suy nghĩ)
- Anaximen(TkV trcn), Heraclit(TK VII-VI trcn) -tâm hồn cấu tạo từ vật chất gồm nước,
lửa, không khí, đất
- Đêmôcrit(460 -370 trcn)- tâm hồn được cấu tạo từ nguyên tử rất tinh vi
- Xôcrát (469 - 399 trcn) "hãy tự biết mình"Ætự nhận thức,ý thức về mình.