Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu của văn học Việt Nam. Ông có đóng góp to lớn đối với văn học dân tộc, đặc biệt nhất là kiệt tác Truyện Kiều.Truyện Kiều có tên thực là "Đoạn trường tân thanh",có nghĩa là tiếng kêu đứt ruột.Mà "Trao duyên" có lẽ là tiếng kêu đứt ruột đầu tiên,khởi đầu chuỗi ngày dài đau thương chất chồng lên cuộc đời truân chuyên của một người con gái tài sắc.Đoạn trích đã thể hiện bi kịch tình yêu đồng thời làm nổi bật nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.
Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng chữ Nôm dựa trên cốt truyên có sẵn của Thanh Tâm Tài Nhân là Kim Vân Kiều truyện. Thế nhưng, điều đáng nói là bằng sự sáng tạo của người nghệ sĩ, Nguyễn Du đã biến một cốt truyện bình thường trở thành một kiệt tác. Nếu như Kim Vân Kiều truyện là một câu chuyện "tình khổ" thì Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, nới lên những điều trông thấy trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động. Đoạn trích nằm ở câu thơ 723 đến câu 756, trong phần gia biến và lưu lạc. Đây cũng chính là mở đầu cho nỗi đau khổ dằng dặc của Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc. Sau khi tạm chia tay Kiều, Kim Trọng trở về quê để chịu tang chú. Thế nhưng trong thời gian đó, gia đình của Kiều có biến, cha và em bị bắt. Là người con có hiếu, Thúy Kiều đã quyết định bán mình để chuộc cha và cũng vì thế mà nằng không thể giữ trọn lời thề thủy chung với Kim Trọng. Kiều một mình chịu đựng nỗi đau:
Một mình nàng ngọn đèn khuya
Áo đầm giọt lệ, tóc se mái đầu.
Kiều ngổn ngang bao nỗi băn khoăn, trăn trở và cuối cùng nàng quyết định nhờ em mình là Thúy Vân chắp mối tơ duyên với Kim Trọng mặc dù vô cùng đau khổ và dằn vặt.Đoạn "Trao duyên" trong "Truyện Kiều" rất cảm động.Đoạn trích được trích từ câu 723 đến 756 thể hiện bi kịch tình yêu đồng thời làm nổi bật nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.
Mở đầu đoạn trích là hình ảnh Kiều mở lời nhờ cậy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng:
"Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa,
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em''.
Ngôn ngữ mà Nguyễn Du lựa chọn đã đến mức độ chính xác đến như là..phi lí, cách sử dụng ngôn ngữ, ở đây là sử dụng động từ đã đạt tới những thành công nhất định. Từ "cậy" với thanh trắc âm điệu nặng nề gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói, nó trái hẳn với "nhờ". Cậy mang hàm ý hi vọng tha thiết, có ý tựa nương, gửi gắm, van nài, tin tưởng nơi quan hệ ruột thịt. Từ "chịu" thể hiện nài ép, bắt buộc, không nhận không được. Hai động từ "lạy", "thưa" trong câu thứ hai đã thái độ kính cẩn, trang trọng với người bề trên.Bốn chữ "cậy","chịu","lạy","thưa" đã thể hiện thật chính xác cảm xúc,suy nghĩ và dáng điệu,cử chỉ của Thúy Kiều.Kiều với Vân là chị em gái.Lối xưng hô vẫn là "Chị-em".Nhưng vị thế đã đảo lộn rồi.Câu thơ ấy đã diễn tả chính xác cái thực tế này của tinh thần:quan hệ chị-em đã được thay bằng quan hệ ân nhân-người chịu ơn.Chị gái thành kẻ dưới,phải nói khó,cậy nhờ,phiền lụy;em gái thành kẻ bề trên,có quyền chấp thuận "chịu lời" hay không.Qua đó có thể thấy được tình yêu sâu sắc, chân thành của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng. Để báo đáp ân tình cho chàng Kim, Kiều đã phải nhún mình hạ mình, đến thế! Nhưng trong cái cử chỉ tội nghiệp kia, ta thấy tất cả sự cao khiết của một tấm lòng, của sự thông minh, khéo léo, tế nhị ở Kiều.