Trong nền văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm viết về người nông dân bị áp bức. bóc lột bởi giai cấp cầm quyền. Một trong số đó là nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao. Một con người bị cự tuyệt quyền làm người, bị tha hóa từ một anh nông dân hiền lành thành một con quỷ dữ.
Nam Cao sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo. Ông phải trải qua nhiều nghề kiếm sống, cuộc sống rất chật vật lay lắt. Nc bề ngoài tuy lạnh lùng, ít nói nhưng đời sống nội tâm rất phong phú. Ông luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình đẻ thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen để vươn tới tâm hồn trong sáng. Ông còn là một người có tấm lòng đôn hậu chan chứa yêu thương với nhũng người ld nghèo khổ. Tác phẩm trải qua rất nhiều lần đổi tên từ "Cái lò gạch cũ" đến "Đôi lứa xứng đôi" rồi cuối cùng là "Chí Phèo". Truyện là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, có giá trị sâu sắc, mới mẻ.
Chí Phèo là một con người bất hạnh. Từ khi sinh ra đã bị bỏ rơi, được dân làng nhặt về truyền tay nhau nuôi lớn. Chí Phèo đã từng là một anh nd hiền lành, chất phác với những phẩm chất đáng quý.chí đã từng có những ước mơ rất giản dị, muốn xây dựng cs từ hai bàn tay tráng của mình, muốn có một gia đình nhỏ, chồngày thuê, cuốc mướn, vợ dệt vải. Năm 20 tuổi Chí Phèo đến làm thuê cho nhà bá Kiến. Chí vì bị bá Kiến ghen đẩy vào nhà tù gần 8 năm. Cái nhà tù thực dân – phong kiến ấy đã nhào nặn bóp méo một con người hiền lành thành một thằng lưu manh, côn đồ lúc nào cũng say khướt luôn miệng chửi người.
Cũng như mọi hôm, Chí Phèo uống rượu say rồi trở về túp lều của mình. Nhưng hnay trời nóng quá, hắn ra bụi chuối gần bờ sông ngủ cho mát và gặp thị Nở đang nằm hớ hênh ngủ quên ở vườn chuối, họ đã có một đêm ăn nằm với nhau. Đến đêm, Chí bị cảm, nôn mửa dữ dội, thị Nở dìu hắn vào nhà đắp cho manh chiếu rồi về nhà. Sáng hôm sau, Chí Phèo tỉnh dậy thấy lòng mơ hồ buồn, nghĩ đến rượu lại thấy rùng mình sợ hãi. Đây có lẽ là lần đầu tiên hắn thoát khỏi men rượu. Lần đầu tiên hắn tỉnh táo, hắn nghe thấy những âm thanh quen thuộc của cs, tiếng chim hót, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng người đi chợ nói chuyện với nhau. Càng nghe, lòng hắn càng buồn rồi nhớ lại ước mơ giản dị một thời trai trẻ của mình. Hết nghĩ về quá khứ hắn lại nghĩ về hiện tại thê thảm và tương lai ảm đạm, mờ mịt của mình. Chí chợt nhận ra rằng mình đã già, đã bắt đầu đặt chân đến đến cái dốc bên kia của cd. Hắn nhìn thấy tương lai của mình: già, đói rét, ốm đau, nhưng cái hắn sợ nhất là cô độc. Nam Cao đã phát hiện ra tình người cao đẹp trong tâm hồn của con người xấu xí bị người xa lánh như thị Nở. Thị thấy Chí thật đáng thương, thấy như yêu hắn và quyết định nấu một nồi cháo hành mang sang cho hắn. Khi nhìn thấy thị Nở bước vào, Chí Phèo rất ngạc nhiên, xúc động và mắt ươn ướt. Đây là lần đầu tiên Chí đượcách mạngột người đàn bà quan tâm, còn trước đây hắn phải dọa nạt, cướp bóc của người ta. Hắn nhìn thị Nở cười toe toét, Chí Phèo thấy lòng vừa vui vừa buồn, hắn thấy ăn năn hối hận về những tồi ác đã qua của mình.
Mối tình bất chợt với thị Nở đã hồi sinh Chí Phèo, đánh thức lương tri và khát vọng làm người trong lòng hắn. Bát cháo hành của thị Nở có ý nghĩa vô cùng qtrong, bát cháo ấy là biểu tượng của tình yêu, của tình người trong sáng, chân thành. Vì vậy, khi ăn vào, Chí đã hoàn lương, hắn khát khao trở thành người lương thiện, được hòa nhập với mọi người. Hắn và thị Nở có 5 ngày chúng sống cùng nhau như vc. Năm ngày ấy Chí uống rất ít, uống ít để còn yêu nhau. Nhưng đến ngày thứ sáu, thị Nở quyết định dừng yêu để hỏi ý kiến bà cô. Bà cô là hiện thân của lễ giáo phong kiến hà khắc dứt khoát ngăn cản tình yêu của thị Nở và hắn. Tình yêu bị ngăn cản, thị Nở đã bỏ đi, Chí Phèo cảm thấy vô cùng đau đớn. Trong lúc này, Chí thấy tuyệt vọng, hắn lại uống rượu. Càng uống hắn lại càng tỉnh, hơi rượu không sặc sụa mà hắn cứ thấy thoang thoảng hơi cháo hành. Khi đã say, hắn ra đi với một con dao, mồm lẩm bẩm muốn đâm chết cả nhà thị Nở nhưng rồi lại đến thẳng nhà bá Kiến. Trong sâu thẳm tiềm thức, Chí Phèo cho rằng kẻ thù của mình là bá Kiến. Khi đến nơi, Chí Phèo không đòi tiền mà tuyên bố "Tao muốn làm người lương thiện", xong hắn hỏi "Ai cho tao lương thiện?". Những tiếng nói dõng dạc, những câu hỏi thể hiện nỗi tuyệt vọng và tình cảnh bi đát của Chí Phèo. Sau khi giết bá Kiến, Chí Phèo cũng tự sát.
Với truyện ngắn "Chí Phèo", Nam Cao đạt tới tầm cao tư tưởng nhân đạo khi nhìn nhận và đánh giá người nông dân trước cách mạng. Nhà văn không dừng ở bên ngoài mà đi sâu vào bản chất bên trong con người. Có thể nói tác phẩm và nhân vật đã thể hiện tài năng bậc thầy của Nam Cao.
YOU ARE READING
Văn
Non-FictionTham khảo Tổng hợp những bài văn mình tự viết Chỉ mang tính tham khảo