Huy Cận là một nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới với những tác phẩm đặc biệt. Trong đó, bài thơ "Tràng Giang" là tác phẩm độc đáo nhất của Huy Cận. Bài thơ miêu tả bức tranh thiên nhiên với hình ảnh trung tâm là con sông Hồng và bộc lộ tình yêu quê hương của tác giả. Bài thơ nổi bật với quang cảnh on sông Hồng, nỗi buồn sâu sắc của thi nhân được thể hiện rõ nét trong hai khổ thơ đầu.
Là nhà thơ tiêu biểu trong phòng trào Thơ mới, thơ Huy Cận luôn gần gũi, gắn bó với đất nước với một hồn thơ trong sáng. "Tràng Giang" là bài thơ nổi bật cho phong cách thơ của Huy Cận. Bài thơ miêu tả con sông Hồng với những nét độc đáo, đồng thời bộc lộ tình yêu quê hương của tác giả. Trong đó, hai khổ thơ dầu là đoạn thơ đặc sắc đã toát lên vẻ đẹp thiên nhiên và nỗi lòng của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên, sông nước ấy.
Bài thơ được sáng tác vào mùa thu năm 1939, in trong tập "Lửa thiêng". Tác giả đang đứng trước cảnh thiên nhiên, mước non nơi con sông Hồng mênh mang và dạt dào cảm xúc, tình yêu quê hương đất nước tha thiết. Vì thế Huy Cận đã viết nên bài thơ. Đặc biệt tình cảm xuyên suốt bài thơ là nỗi nhớ da diết, "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Đó không chỉ là cảm xúc trước thiên nhiên mà còn là cảm xúc chủ đạo mà tác giả gửi gắm trực tiếp vào từng câu chữ của bài thơ.
Đoạn thơ cảm nhận là khổ một và hai của bài thơ "Tràng Giang". Mở đầu bài thơ là những con sóng gợn nhè nhẹ:
"Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuối mái nước song song"
Hình ảnh "sóng gợn" gợi một cảm giác bâng khuâng, xao xuyến trước cảnh vật. "Sóng gợn" thành từng lớp giúp ta liên tưởng đến tâm trạng con người cứ lớp lớp, triền miên không nguôi. Ngay trong câu thơ đầu, tác giả đã khai thác và sử dụng hiệu quả nhan đề bài thơ. "Tràng Giang" có nghĩa là sông dài. Việc điệp lại vần "ang" hai lần càng làm cho cảm xúc dâng trào, tạo dư âm vang xa, đồng thời gợi được vẻ đẹp cổ kính của con sông Hồng. Câu thơ của Huy Cận có phần nào giống với câu thơ "Sóng biếc theo làn hơi gợn tí" trong bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên câu thơ của Huy Cận lại mang đầu tâm trạng "buồn điệp điệp", một nỗi buồn thấm sâu vào đáy lòng. Còn trong thơ Nguyễn Khuyến, giường như đó chỉ gợi một vẻ đẹp của thiên hiên với "sóng biếc", gió nhẹ và sự yên tĩnh. Ta có thể thấy thơ Huy Cận có những nét chấm phá, mới mẻ hơn cả so với thơ Trung đại. Trên dòng nước có "sóng gợn" ấy xuất hiện "con thuyền xuôi mái". "Thuyền" và "nước" là hai hình ảnh thơ được nhiều nhà văn, nhà thơ lựa chọn làm đề tài sáng tác. Ngay chính Hàn Mặc Tử, một nhà thơ có đề tài sáng tác lạ lẫm
YOU ARE READING
Hai khổ đầu Tràng Giang-Huy Cận
Poetrybài văn cảm nhận về hai khổ thơ đầu của bài thơ Tràng Giang-Huy Cận