Phượng Liên, một cô gái xinh đẹp vừa tròn 16 tuổi. Cha mẹ cô tham giàu, gả cô cho một anh hủi, con một tài chủ. Trên đường ngồi kiệu hoa về nhà chồng, cô có cảm tình với một anh phu kiệu. Anh phu kiệu này nguyên là một thổ phỉ. Đêm tân hôn đã làm cô thất vọng. Nhờ có con dao nhọn giấu sẵn trong người, cô đã bảo vệ được "viên ngọc khỏi bị ngâu vầy."
Ba hôm sau, trên đường trở về thăm bố mẹ đẻ, cô đã bị anh phu kiệu gặp bữa trước bắt cóc giữa cánh đồng cao lương. Nghe tiếng gọi của con tim, cô đã trao thân cho người đó.
Năm 1939, quân Nhật xâm lược Trung Quốc, gây nên bao cảnh chết chóc cho nhân dân và phá tan cuộc sống hòa bình của quê hương Đông Bắc. Để trả thù cho những người đã chết, để bảo vệ cho quê hương, bảo vệ cuộc sống yên vui thơm nức mùi rượu cao lương, dưới sự lãnh đạo của Tư Lệnh Từ Chiếm Ngao (chính là anh phu kiệu và là người tình của Phượng Liên), đội du kích đã đánh một trận anh dũng tuyệt vời.
Câu chuyện không có gì li kì, nhưng đã hấp dẫn người đọc từ đầu đến cuối. Cao lương đỏ đã kể về một câu chuyện có thật, nhưng tác giả nhập vào người kể - người cháu, kể về sự tích chiến đầu của ông bà. Thông qua sự lưu chuyển của dòng ý thức, sự biến ảo của thị giác, tác phẩm tái hiện lại một giai đoạn lịch sử hào hùng. Kết cấu chuyện không theo dòng thời gian khách quan mà thường đảo ngược thời gian, không gian xáo trộn thay đổi luôn luôn nhưng vẫn rõ ràng mạch lạc hành động của nhân vật được miêu tả kết hợp với dòng tâm lý tinh tế. Giọng điệu tác phẩm chủ yếu là bi dũng, đây đó có pha giọng điệu hài hước châm biếm nhẹ nhàng. Chất lãng mạn của truyện đã tạo nên sắc thái trữ tình và hư ảo như trong cõi mộng sương mù, còn chất hiện thực nghiêm ngặt lại đưa ta về với cuộc sống thường nhật xô bồ.
Nhân vật của Cao lương đỏ ngang tàng, khí phách, phóng túng, yêu tự do, dám phá mọi ràng buộc của lễ giáo phong tục để đến sự giải phóng cá tính. Từ Chiếm Ngao, Phượng Liên là những nhân vật vừa đáng yêu vừa đáng trách, vừa thánh thiện vừa phàm tục, nhưng cuộc kháng chiến chống Nhật đã giúp họ lột xác, trở thành anh hùng đáng khâm phục.
Ngôn ngữ tác phẩm cô đọng, đầy chất thơ.
Cao lương đỏ là tác phẩm văn học "phán tỉnh" nhìn lại chặng đường lịch sử đã qua, nhìn lại mình và nhìn lại cả cha ông mình nữa.
Tác giả Mạc Ngôn là nhà văn trẻ sung sức có phong cách không trộn lẫn với bất cứ nhà văn nào.
Ông vốn tên là Mạc Quản Nghiệp, sinh năm một 1956 từ một vùng quê ở huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông. Năm 1976, ông nhập ngũ và bắt đầu sáng tác văn học.
Ông đã viết khoảng hai mươi quyển tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn và đoạt nhiều giải thưởng văn học.
'Cao lương đỏ' đạt giải thưởng văn học Mao Thuẫn năm 1985-1986. Tiểu thuyết này đã đượcđạo diễn điện ảnh tài danh Trương Nghệ Mưu đưa lên màn ảnh và được giải thưởng lớn "Congấu vàng" ở liên hoan phim Tây Béc-1in và "Quả pha lê vàng ' tại liên hoan phim Các-lô-viVary.
Văn học nghệ thuật Trung Quốc những năm gần đây đang thăng hoa và được thế giớibiết đến.
Cao Lương đỏ là một trong những viên gạch xây lên lâu đài nghệ thuật đó.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Hà Nội, tháng 8 năm 1998.
Lê Huy Tiêu
BẠN ĐANG ĐỌC
Cao Lương Đỏ - Mạc Ngôn
RomanceTên: Cao Lương Đỏ ( 红高粱家族) Tác giả: Mạc Ngôn (莫言) Dịch: Lê Huy Tiêu