Full

83 0 0
                                    

   
1.Khám bệnh là gì? Các yêu cầu khi khám bệnh và ý nghĩa trong thực tiễn?
Khám bệnh là việc hỏi về bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, thăm dò chức năng, phát hiện các biểu hiện bệnh lý trên cơ thể con vật, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng để từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp 
Yêu cầu: 
+ Phải trực tiếp khám bệnh: Để thu được thông tin khách quan hơn, chính xác hơn, điều này sẽ không thể đạt được nếu chỉ nghe mà không khám trực tiếp vì đối tượng hỏi bệnh là người chăm sóc con vật không có chuyên môn nên mô tả không đúng chuyên môn.
+ Tỷ mỷ: Kiểm tra (khám) kỹ càng nhằm thu thập đầy đủ nhất các triệu chứng bệnh tích trên con vật
+ Toàn diện: Phải khám toàn diện cơ thể để đánh giá đầy đủ tình trạng của các cơ quan, hệ cơ quan trên cơ thể
+ Khách quan: Phản ánh đúng tình trạng diễn biến trên con bệnh.
+ Khoa học: Đúng và đủ (người khám đưa ra các chỉ định khám, xét nghiệm đúng đủ phù hợp với tình trạng của bệnh súc, điều kiện của cơ sở bệnh súc và điều kiện của khám chữa bệnh.
• Ý nghĩa:Giúp chẩn đoán bệnh một cách nhanh nhất, chính xác nhất, đầy đủ nhất
+ Giúp thú y viên chẩn đoán bệnh đưa ra phác đồ điều trị tránh thiệt hại kinh tế

2. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong trình tự khi khám một bệnh của gia súc? Trình bày hiểu biết của mình về nội dung và ý nghĩa của các khâu điều tra bệnh sử?
Trình tự khám bệnh gồm 
• Bước  thứ nhất: là đăng kí bệnh súc
• Bước 2: Hỏi bệnh sử

Bước 3 : Khám lâm sàng(khám tại chỗ)

-Nội dung của đăng kí bệnh súc
Đối với bước này, người khám bệnh phải ghi chép hoặc hỏi người chủ bệnh súc đó, đặc điểm của bệnh súc ntn và nguồn gốc của bệnh súc đó là ở đâu và việc vận chuyển khi đang có bệnh thì vấn đề kiểm dịch ntn và tiến hành kiểm tra các tiêu chí về sát sinh.
Ý nghĩa:+ Đăng kí bệnh súc ở đây để cho chúng ta biết về đặc điểm con vật, nguồn gốc con vật ở đâu( việc biết nguồn gốc con vật từ đó biết được đặc điểm dịch tễ ở khu vực đó để chúng ta có các cơ sở chẩn đoán bệnh )
+Có ý nghĩa về mặt kiểm dịch, sát sinh
+Tuân thủ pháp lí của người bác sĩ thú y trong làm việc, thuận lợi cho việc quản lí gia súc 

-Baogồm thứ nhất là hỏi bệnh: Chúng ta sẽ hỏi người thường xuyên chăm sóc gia súc đó vì chính người chăm sóc con gia súc đó mới thấy được sự thay đổi của con vật 

- Khám lâm sàng

+ Khám chung ( Khám tổng thể: Khám lông, da, hạch lâm ba, tư thế, động tác...)
+ Khám các khí quan trong cơ thể (vd: con vật bị phù, thở khó kết hợp với hỏi bệnh nghi con vật bị bệnh ở hệ thống tim mạch) từ đó chúng ta nên khám cơ quan nào trước, cơ quan nào sau để đưa ra kết luận về bệnh

3. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong trình tự khi khám một bệnh súc? Trình bày hiểu biết của mình về nội dung và ý nghĩa của khâu điều tra bệnh sử( Hỏi bệnh)?
Trình tự khám bệnh gồm 
• Bước  thứ nhất: là đăng kí bệnh súc
Đối với bước này, người khám bệnh phải ghi chép hoặc hỏi người chủ bệnh súc đó, đặc điểm của bệnh súc ntn và nguồn gốc của bệnh súc đó là ở đâu và việc vận chuyển khi đang có bệnh thì vấn đề kiểm dịch ntn kiểm dịch như thế nào và tiến hành kiểm tra các tiêu chí về sát sinh ra sao...
Đăng kí bệnh súc ở đây để cho chúng ta biết về đặc điểm con vật, nguồn gốc con vật ở đâu( việc biết nguồn gốc con vật từ đó biết được đặc điểm dịch tễ ở khu vực đó để chúng ta có các cơ sở chẩn đoán bệnh )  
• Bước 2: Khám lâm sàng ( khám trực tiếp)
Bao gồm thứ nhất là hỏi bệnh: Chúng ta sẽ hỏi người thường xuyên chăm sóc gia súc đó vì chính người chăm sóc con gia súc đó mới thấy được sự thay đổi của con vật
+ Khám chung ( Khám tổng thể: Khám lông, da, hạch lâm ba, tư thế, động tác...)
+ Khám các khí quan trong cơ thể (vd: con vật bị phù, thở khó kết hợp với hỏi bệnh nghi con vật bị bệnh ở hệ thống tim mạch) từ đó chúng ta nên khám cơ quan nào trước, cơ quan nào sau để đưa ra kết luận về bệnh
Nội dung và ý nghĩa khâu điều tra bệnh sử( hỏi bệnh)
+ Giống gia súc: liên quan rất lớn đối vs bệnh vd: các giống nhập ngoại phải thích nghi điều kiên và chế độ dinh dưỡng khác nhau làm giảm sức đề kháng khiến cho con vật dễ nhiễm bệnh
+ Tuổi gia súc: Đối với trâu bò chúng ta có thể xem gốc sừng( tương đương), còn với chó, lợn thì chúng ta phải hỏi chủ gia súc hoặc người chăm sóc nuôi dưỡng,tuổi của gia súc cũng lên quan rất lớn đối với bệnh. Đối với gia súc non có một số bệnh đặc trưng ví dụ ở lợn con theo mẹ dễ bị tiêu chảy phân trắng, bệnh giun đũa bê nghé. Gia súc non dễ mắc bệnh hơn gia súc trưởng thành vì sức đề kháng kém, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh
+ Hỏi gia súc dùng để làm gì( mục đích sử dụng gia súc):
Gia súc sử dụng với các mục đích khác nhau sẽ có các bệnh khác nhau
VD: Như gia súc sử dụng để sinh sản thường gặp nhưng bệnh về bộ phận sinh dục như viêm tử cung, viêm âm đạo, xảy thai còn đối với gia súc đực thì gặp các vấn đề về dịch hoàn 
- Đối với bò sữa thì vấn đề về viêm vú, thiếu Ca,P gây nên hiện tương bại liệt, hiện tượng sốt sữa
- Ngựa thường kéo xe xước móng, viêm móng 
+ Thể trọng của gia súc: thường ước lượng hoặc có công thức tính
+ Thời gian nuôi gia súc: cũng rất quan trọng bởi vì gia súc được nuôi lâu hoặc mới nhập về thì có trạng thái khác nhau
VD: Mới nhập về do sự thay đổi khẩu phần thức ăn thì thường gặp các vấn đề về tiêu hóa vì vậy trong thực tế nếu chúng ta mua giống của trang trại nào thì thường mua thức ăn của trang trại đó với khoảng thời gian nửa tháng. Ngoài ra còn gặp một số vấn đề như lượng thức ăn, loài thức ăn, nước uống, có hiện tượng nhớ đàn, nhớ mẹ con vật ăn kém, gặp các vấn đề về tiêu hóa
+ Tình hình dịch bệnh tại chỗ: Xem xét tình hình dịch bệnh của trại, bệnh lưu giữ ở địa phương thỉnh thoảng có tái phát
VD: Trong một trang trại nếu thấy nhiều con mắc bệnh thì chúng ta phải nghĩ đến bệnh truyền nhiễm và đi sâu chẩn đoán hoặc trong trường hợp chết nhanh, chết đột ngột thì chúng ta có thể nghĩ đến một số bệnh như Tụ huyết trùng,...
+ Thời gian mắc bệnh: Dài hay ngắn chúng ta sẽ chẩn đoán được tính chất bệnh và mức độ bệnh,  để biết được bệnh cấp tính hay bệnh mãn tính để đưa ra các biện pháp phòng, trị
+Số lượng gia súc mắc bệnh: Xác định được bệnh truyền nhiễm hay bệnh không truyền nhiễm 
VD: Như trong một trang trại có đến 1/3 hay 2/3 số con mắc bệnh thì chúng ta phải nghĩ đến bệnh truyền nhiễm. Nếu như chỉ 1 con hoặc số con mắc bệnh rất ít thì đó có thể là bệnh nội khoa việc xác định số lượng mắc bệnh sẽ giúp chúng ta đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
+ Bệnh xảy ra trong hoàn cảnh nào
VD: Một con ngựa bị đau bụng trong quá trình làm việc( kéo xe, vận chuyển trên đường) con vật gặp mưa  Nhiễm lạnh
      Sau khi cho ăn thóc, cho uống nước giếng  tích thức ăn trong dạ dày
      Con vật bị tiêu chảy do thức ăn ôi thiu
+ Qua triệu chứng mà chủ gia súc, người chăm sóc kể lại có thể gợi ý hướng chẩn đoán
VD: Ngựa đau đớn, vật lộn  Triệu chứng đau bụng ngựa
       Gia súc đi lại khó khăn, không ăn được Uốn ván
+ Con vật đó đã được điều trị hay chưa nếu đã được điều trị thì đã điều trị bằng thuốc gì nếu chúng ta không hỏi thì chúng ta sẽ dễ lặp lại phác đồ của người trước 

Bạn đã đọc hết các phần đã được đăng tải.

⏰ Cập nhật Lần cuối: Dec 14, 2019 ⏰

Thêm truyện này vào Thư viện của bạn để nhận thông báo chương mới!

Chẩn đoánNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ