Lý Chiêu Hoàng còn gọi là Lý Phế Hậu, hay Chiêu Thánh hoàng hậu. Được coi là vị nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Việt Nam. Trước đây tên húy của nàng là Lý Phật Kim, sau đổi thành Lý Thiên Hinh, là con gái thứ hai của vua Lý Huệ Tông và hoàng hậu Trần Thị Dung.
Nàng vốn được sinh ra khi vương triều nhà Lý đã bước vào thời kì suy tàn. Nội tổ Lý Cao Tông trước đây lại là vị vua ăn chơi sa đọa, không chăm lo đến đời sống của người dân. Đến khi phụ hoàng Lý Huệ Tông lên nối ngôi vua thì bỗng phát bệnh điên, khiến cho việc triều chính trăm phần rối ren. Kể từ đây, mọi việc chính sự đều do Trần Tự Khánh quản thúc.
Lý Huệ Tông vì không có con trai nối dõi, nên sau khi Trần Tự Khánh mất đi thì Điện Tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ lên nắm quyền. Ông đã ép vua cha lập nàng làm Hoàng Thái Nữ, rồi sau đó truyền lại ngôi vương. Khi lên kế nhiệm ngai vàng của triều Lý, năm ấy Chiêu Thánh nàng chỉ mới vừa tròn 7 tuổi. Và cũng từ đây, mọi sóng gió bắt đầu phủ xuống người nàng.
Cuộc đời đầy đau thương của Chiêu Thánh, chính là minh chứng rõ ràng nhất cho câu nói "cuộc hôn phối chính trị". Một sự sắp đặt tàn nhẫn, đến đê hèn của vị thái sư Trần Thủ Độ. Khi chính ông đã đẩy nàng vào tay của Trần Cảnh, người được đời sau cho rằng là một vị đế vương vô tình, đến bạc nhược...chẳng thể nào bảo vệ được người mình yêu thương.
Cảnh trái ngang nào ai nỡ sắp bày, khi nàng vừa hạ sinh vị hoàng tử Trần Thịnh, thì sau đó đứa bé lại yểu mệnh mà mất đi. Khiến cho tâm tư của vị mẫu thân trẻ, rơi vào khổ lụy mà đau ốm triền miên kéo dài. Và suốt 5 năm sau đó, nàng vẫn không thể sinh được con nối dõi cho Trần Cảnh (tức Trần Thái Tông lúc bấy giờ).
Nghĩa tình phu thê vẹn tròn hơn 10 năm, cũng bị danh lợi và cường quyền tước đoạt lấy trái tim. Khi Trần Cảnh chàng đã hai lần phụ tình nàng.
Lần đầu tiên, chính là lúc chàng đưa Thuận Thiên công chúa lên ngôi vị Hoàng Hậu đương triều và giáng chức nàng xuống làm công chúa nhà Trần.
Lần thứ hai, chính là lúc chàng gả bán Chiêu Thánh nàng cho Lê Phụ Trần, một vị tướng đã có công lao lớn khi cứu giá chàng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ nhất.
Chính vì sự nhu nhược của Trần Cảnh, mà đã có câu nói:
"Hậu thế chẳng ai dám trách Lê Phụ Trần, chỉ tiếc cho vua Trần, rằng khen sao hay vậy mà thưởng sao lạ vậy. Trong đạo vợ chồng, Thái Tông chi mà bạc...bạc đến vậy, chi mà tệ...tệ đến vậy!".
Có lẽ cuộc đời nàng được ví như một tấn bi kịch xuyên suốt từ khi được sinh ra, cho đến khi từ biệt cõi trần. Và cũng chính vì lẽ đó, mà nàng trở thành người duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam sở hữu 7 tước vị khác nhau bao gồm: Công chúa, Hoàng Thái Tử, Nữ Hoàng đế (thời Lý); Hoàng hậu, Công chúa, Sư cô và Phu nhân tướng quân (thời Trần).
Mọi cay đắng và bão giông mà nàng phải gánh chịu, liệu có mấy ai thấu hiểu? Nỗi oan khuất đời nàng...rồi sẽ đi về đâu...hay đúng như với những gì mà thi sĩ Tản Đà đã viết:
"Quả núi Tiên Sơn có nhớ công
Mà em đem nước để theo chồng
Ấy ai khôn khéo tài dan díu
Những chuyện huê tình có biết không?Một gốc mận già thôi cũng phải
Hai trăm năm lẻ thế là xong
Hỏi thăm sư cụ chùa Chân Giáo
Khách khứa nhà ai áo mũ đông".
BẠN ĐANG ĐỌC
CHUYỆN TÌNH NÀNG CHIÊU VƯƠNG [CHIÊU THÁNH HOÀNG HẬU] (💚 COUPLE LONG MỸ💚)
Historical FictionĐây là một câu chuyện được viết lại dựa theo giai thoại Lịch sử có thật, nói về các nhân vật lịch sử của dân tộc Việt Nam thời Lý - Trần, đặc biệt là nhắc về tấn bi kịch trong cuộc hôn nhân của Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh. Dù là ở thời kì phong kiến...