TÍNH DÂN TỘC QUA BỨC TRANH TỨ BÌNH VIỆT BẮC

301 4 3
                                    



Đề bài : Tính dân tộc qua đoạn thơ:"Ta về, mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng ngườiRừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưngNgày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giangVe kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hòa bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung".Bài làmThơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim, thơ diễn tả rất thành công mọi cung bậc cảm xúc của con người: niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn, tuyệt vọng... Có những tâm trạng của con người chỉ có thể diễn tả bằng thơ vì vậy thơ không chỉ nói hộ lòng mình mà thơ còn là tiếng hát của những tâm hồn tri âm, tri kỉ. Với sự quyến luyến nuối tiếc của người cán bộ khi phải chia tay nhân dân miền ngược để trở về xuôi, Tố Hữu đã viết nên bài thơ Việt Bắc. Nhận xét về bài thơ có ý kiến cho rằng tác phẩm mang tính dân tộc đậm đà, thấm nhuần trong từng câu, từng chữ. Và điều đó được thể hiện rõ nét qua đoạn thơ:"Ta về, mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng ngườiRừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưngNgày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giangVe kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hòa bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung".Quả không sai khi nói rằng với người làm thơ, bài thơ là một phương tiện quan trọng biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Chỉ có những cảm xúc mãnh liệt, chân thật mới là cơ sở để xây dựng nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc càng mãnh liệt, thăng hoa, bài thơ càng có sức ám ảnh trái tim bạn đọc. Mang trong mình sứ mệnh cao cả của một nhà thơ trữ tình chính trị, Tố Hữu đã không ngừng tìm tòi sáng tạo để tìm ra hướng đi cho riêng mình và ông đã khẳng định được vị trí của mình trong dòng chảy lịch sử của văn học. Các tác phẩm của ông luôn phản ảnh chân thực các chặng đường cách mạng gian khổ nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc. Có lẽ đây chính là lí do vì sao các tác phẩm của ông luôn có tính dân tộc đậm đà- một trong những nét nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu. Tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu có thể kể đến bài thơ Việt Bắc. Vào tháng 7/1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Tháng 10/1954, Trung ương Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc về thủ đô Hà Nội, những người kháng chiến từ miền ngược, trở về miền xuôi. Trong giờ phút lịch sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác nên bài thơ này.Tính dân tộc trong tác phẩm "Việt Bắc" nói chung và đoạn trích Việt Bắc nói riêng, không chỉ được thể hiện ở thể thơ lục bát mang tính thuần việt, kết cấu đối đáp quen thuộc minh- ta trong ca dao mà nó còn được thể hiện qua những hình ảnh quen thuộc mái đình, cây đa, qua những tâm tình thủ thỉ, nhẹ nhàng của Tố Hữu. Nếu ở đoạn thơ trước, nhà thơ tái hiện lại khung cảnh chia tay bịn rịn, cả kẻ ở, người đi đều "cầm tay nhau biết nói gì hôm nay" với hình ảnh của thiên nhiên cà con người Việt Bắc hiện lên trong tâm tưởng với cảnh "mưa nguồn suối lũ", "trăng lên đầu núi", "nắng chiều lưng nương" thì đến với mười câu thơ viết về "hoa" và "người", trong cái nhìn của Tố Hữu, con người đã trở nên đẹp hơn bao giờ hết khi hòa mình vào với thiên nhiên."Ta về, mình có nhớ taTa về, ta nhớ những hoa cùng người"Vẫn là kết cấu đối đáp "ta- mình" quen thuộc, câu hỏi tu từ "Ta về, mình có nhớ ta", hỏi như chỉ vẻ để hỏi, hỏi như là duyên cớ đề nhà thơ nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Nỗi nhớ càng được tô đậm hơn qua động từ "nhớ" được điệp lại hai lần. "Hoa" là biểu tượng cho thiên nhiên Việt Bắc, người là con người Việt Bắc. hoa và người càng trở nên gắn bó với nhau hơn qua động từ cùng."Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng"Cả không gian Việt Bắc như được tắm trong màu xanh của rừng già. Chốc chốc lại xuất hiện màu đỏ tươi của hoa chuối. Với nghệ thuật điểm xuyết, Tố hữu đã tạo nên điểm nhấn cho bức tranh mùa đông. Tính từ đỏ đã làm bừng sáng cả bức tranh, tạo nên cảm giác ấm áp trong lòng người đọc. Tuy là bức tranh mùa đông nhưng không hề có cảm giác lạnh lẽo. Trong khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ ấy, con người đã xuất hiện trong tư thế "Đèo cao nắng ánh dao già thắt lưng". Đó là hình ảnh thể hiện sự khỏe khoắn trong công việc, trong lao động của con người. Giữa bạt ngàn "rừng xanh hoa chuối", con người hiện lên không hề nhỏ bé mà trong tư thế chủ động, đó là tư thế đẹp nhất, làm chủ thiên nhiên, vũ trụ.Nếu bức tranh mùa đông được định vị về không gian thì bức tranh mùa xuân lại được định vị về thời gian. "Ngày xuân". Giữa không khí xuân tràn ngập là sắc trắng của hoa mơ. Cách kết hợp khéo léo giữa anh, động và tính từ "mơ nở trắng" đã gợi lên trước mắt người đọc một không gian tinh khiết. Có lẽ đọc đến đây, nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi tại sao tác giả lại chọn hoa mơ mà không phải là hoa nào khác? Phải chăng là bởi hoa mơ chính là biểu tượng cho mùa xuân nơi đây và tính dân tộc trong tác phẩm cũng được hiện lên từ đó."Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giang"Không còn là sự khỏe khoắn đứng ở đèo cao, con người trong bức tranh xuân lại được miêu tả với vẻ nhịp nhàng "chuốt từng sợi giang" trong công việc đan nón. Động từ chuốt đã diễn tả sự nhanh chóng nhưng vô cùng cẩn thận và tỉ mỉ của con người lao động Việt Bắc. Đối với nhiều người thì đây chỉ là một hình ảnh nhỏ nhặt không đáng nhắc đến nhưng đối với Tố Hữu đã gắn bó suốt "mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng" thì hình ảnh của con người đang lặng thầm "chuốt từng sợi giang" đã in sâu, khắc ghi trong tâm khảm của nhà thơ.Trong tâm trí của Tố Hữu, Việt Bắc còn được hiện lên qua khung cảnh lung linh rực rỡ của mùa hè:"Ve kêu, rừng phách đổ vàngNhớ cô em giá hái măng một mình"Bức tranh mùa hè được gợi nhắc từ âm thanh của tiếng ve kêu cùng với sắc vàng của hoa phách. Khi ve cất tiếng cũng là lúc rừng phách lập tức trổ hoa. Động từ trổ đã tạo ra phản ứng dây truyền diễn tả sự chuyển đổi nhanh chóng, đột ngột của không gian. Cả không gian như trở nên lung linh, rực rỡ sắc màu. Trong không gian ấy là hình ảnh của "cô em gái hái măng một mình". Thiếu nữ hiện lên với công việc hái măng một mình nhưng không hề đơn độc. Nếu trong thơ trung đại, những cô thiếu nữ hiện lên với nét buồn, cô đơn:"Thiếu nữ ít nhiều buồn không nóiTựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì"Thì trong Việt Bắc của Tố Hữu, hình ảnh của cô thiếu nữ ấy lại vôc tươi trẻ, tràn đầy sức sống. Và chính hoạt động trong lao động của cô đã làm sáng rực cả bức tranh hè.Kết thúc bức tranh tứ bình về bốn mùa là bức tranh thu trong trẻo dịu mát được gợi lên cả về không gian lẫn thời gian."Rừng thu trăng rọi hòa bình"Không gian rừng thu, cùng thời gian trăng rọi đã mở ra trước mắt ta một khung cảnh yên bình. Đó đây đều tràn ngập ánh trăng, trăng tắm mình trên dòng sông, lót vàng trên cành lá, rọi vào những ngôi nhà. Giữa không gian trăng ấy, vọng lại "tiếng hát ân tình thủy chung"."Nhớ ai" không xác định, tiếng hát ấy là của ai? Tiếng hát ân tình đầy trong trẻo ấy có thể là tiếng hát của những người ở lại để gợi nhắc tình nghĩa của những năm tháng gắn bó, cũng có thể là tiếng hát thể hiện niềm tin vào tương lai.Tuy đã khép lại những bức tranh bốn mùa ấy đã để lại trong tâm trí của người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc bởi tính dân tộc đậm đà thấm đẫm trong từng câu, từng chữ của tác phẩm.Không chỉ được thể hiện ở nội dung mà tính dân tộc trong ddaonj thơ còn được thể hiện rõ qua hình thức nghệ thuật. Với thể thơ lục bát dễ nhớ, dễ thuộc, lối đối đáp mình- ta quen thuộc trong ca dao dân ca, sử dụng điệp từ nhớ, giọng điệu tâm tình, thủ thỉ...tất cả đã khiến cho Việt Bắc mang đậm tính dân tộc.Thơ là tiếng hát của trái tim, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Chính những cảm xúc chân thật, cùng tính dân tộc đậm đà khiến Việt Bắc nói chung và đoạn thơ nói riêng dù sáng tác đã lâu nhưng vẫn không bị lớp bụi thời gian phủ mờ.Tác phẩm đã kết thúc nhưng mỗi lần đọc lại trong lòng ta như thấy được hình ảnh về thiên nhiên và con người Việt Bắc đầy gợi cảm, chân thật. Và thông qua đoạn thơ nói riêng, tác phẩm nói chung, Tố Hữu muốn nhắc nhở bạn đọc hãy luôn cố gắng xây dựng và cống hiến để đất nước trở nên tốt đẹp hơn.

VĂN HỌC THPT QUỐC GIA 2020 - Tổng hợp Thiên Hoàng YWhere stories live. Discover now