TUYÊN NGÔN ĐỌC LẬP (HỒ CHÍ MINH) I KIẾN THỨC CHUNG

7 0 0
                                    



1. Hoàn cảnh ra đời
- Ngày 19/08/1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/08/1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội và tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn "Tuyên ngôn Độc lập".
- Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đã đọc bản "Tuyên ngôn Độc lập" khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- "Tuyên ngôn Độc lập" ra đời trong một tình thế vô cùng cấp bách : nền độc lập vừa mời giành được bị đe dọa bởi các thế lực phản động, bọn đế quốc thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta: tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau là đế quốc Mĩ; tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chinh Pháp. Lúc này thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là đất "bảo hộ" của người Pháp bị nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải trở lại với người Pháp.
2. Giá trị lịch sử và văn học, mục đích, đối tượng của bản "Tuyên ngôn Độc lập"
- Giá trị lịch sử: Là văn kiện lịch sử vô giá, là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng lên xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, thực dân, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, dân chủ, tự do.
- Giá trị văn học:
+ Giá trị tư tưởng: "Tuyên ngôn Độc lập" là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng tự do.
+ Giá trị nghệ thuật: Là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, những bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.
- Đối tượng: Nhân dân Việt Nam; Các nước trên thế giới; Bọn đế quốc, thực dân đang lăm le xâm lược nước ta : Mỹ, Pháp.
- Mục đích: Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước Việt Nam mới; Ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân.
3. Nội dung
3.1. Phần 1 (từ đầu đến "Không ai chối cãi được") : Nêu nguyên lí chung
- Người đã trích dẫn bản hai bản "Tuyên ngôn độc lập" (1776) của Mỹ và "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền" (1791) của Pháp. Hai bản Tuyên ngôn này khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi con người ở mọi dân tộc.
- Tác giả dùng chính lí lẽ của đối phương đáp trả lại đối phương, nhắc nhở đối phương đang đi ngược lại những gì mà tổ tiên họ để lại.
- Đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, trong đó cách mạng Việt Nam cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng Mĩ, Pháp. Sánh vai các nước bé nhỏ với các cường quốc năm châu.
- Từ quyền con người Bác mở rộng thành quyền của dân tộc. Đây là một suy luận hết sức quan trọng vì đối với những nước thuộc địa như nước ta lúc bấy giờ thì trước khi nói đến quyền của con người phải đòi lấy quyền của dân tộc. Dân tộc có độc lập, nhân dân mới có tự do, hạnh phúc. Đó là đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.
- Lập luận vừa kiên quyết, vừa khôn khéo, tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho bản TN.
3.2. Phần 2 (từ "Thế mà... phải được độc lập") : Tố cáo tội ác của thực dân Pháp và khảng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền và lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
a. Bản tuyên ngôn đã đưa ra những lí lẽ xác đáng, những bằng chứng không ai có thể chối cãi để bác bỏ những luận điệu của thực dân Pháp muốn "hợp pháp hóa" việc chiếm lại nước ta :
+ Pháp kể công "khai hóa", bản Tuyên ngôn kể tội áp bức bóc lột tàn bạo và tội diệt chủng của chúng. Tội nặng nhất là gây ra nạn đói năm giết chết hơn hai triệu đồng bào ta từ Bắc Kì đến Quảng Trị (dẫn chứng)
+ Pháp kể công "bảo hộ", bản tuyên ngôn kể tội hai lần chúng dâng Đông Dương cho Nhật (dẫn chứng)
+ Pháp nhân danh Đồng minh đã chiến thắng phát xít, giành lại Đông Dương, bản tuyên ngôn kể tội chúng phản bội đồng minh: đầu hàng Nhật, khủng bố Cách mạng Việt Nam đánh Nhật cứu nước. Bản tuyên ngôn nói rõ: Dân tộc Việt Nam giành lại độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.
Bằng giọng văn hùng hồn mạnh mẽ, đầy sức thuyết phục, đoạn văn đã tố cáo hùng hồn và đanh thép tội ác của thùc dân Pháp. Bằng phương pháp liệt kê, tác giả đã nêu lên hàng loạt tội ác của thực dân Pháp trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và ngoại giao.
b. Từ những cứ liệu lịch sử hiển nhiên đó, bản Tuyên ngôn nhấn mạnh đến những thông điệp quan trọng:
+ Tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với thực dân Pháp xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước VN.
+ Kêu gọi toàn dân Việt Nam đoàn kết chống lại âm mưu của thực dân Pháp
+ Kêu gọi cộng đồng quốc tế công nhận quyền độc lập, tự do của dân tộc VN.
3.3. Phần 3 (còn lại): Lời tuyên ngôn và tuyên bố về ý chí bảo vệ nền độc lập của toàn dân tộc
- Tuyên bố về quyền độc lập của dân tộc
- Tuyên bố về sự thật là nước Việt Nam đã giành được độc lập.
- Tuyên bố về ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc bằng mọi giá. Những lời tuyên ngôn này được trình bày lôgic, chặt chẽ, cái trước là tiền đề của cái sau.
4. Nghệ thuật
- Kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, lập luận giàu sức thuyết phục
- Ngôn ngữ chính xác, trong sáng, gợi cảm.
- Giọng điệu linh hoạt.
5. Chủ đề
Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới quyền được tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam, nền độc lập, tự do mà nhân dân ta vừa giành được và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của toàn dân tộc.

VĂN HỌC THPT QUỐC GIA 2020 - Tổng hợp Thiên Hoàng YWhere stories live. Discover now