Đề thi thử

364 0 0
                                    


KHOA DU LỊCH ĐỀ THI SỐ 1 BỘ MÔN DU LỊCH HỌC HỌC PHẦN : KINH TẾ VĨ MÔ 1

Thời gian : 90 phút

A. LÝ THUYẾT

1. Mục đích của việc tính chỉ số giá tiêu dùng là gì?

2. Giả sử giá của những chiếc xe máy Spacy nhập khẩu tăng (nó được sản xuất ở Nhật). Điều này sẽ tác động lớn hơn đối với CPI hay đối với chỉ số điều chỉnh GDP? Giải thích?

3. Nếu người lao động và các doanh nghiệp đàm phán về sự gia tăng tiền lương dựa trên dự kiến của họ về lạm phát, ai là người được lợi hay tổn thất (người lao động hay các doanh nghiệp) nếu lạm phát trong thực tế lớn hơn mức dự kiến? giải thích?

4. Nếu chỉ số giá là 136.5% năm 1995, và tỷ lệ lạm phát giữa năm 1994 và 1995 là 5%, thì chỉ số giá cả năm 1994 là (nêu rõ cách tính) a. 135 b. 125 c. 131.5 d. 130 e. 105

5. Giả sử thu nhập của bạn tăng từ 19 triệu đồng lên 31 triệu đồng trong khi đó CPI tăng từ 122% đến 169%. Mức sống của bạn có thể (giải thích sự lựa chọn của bạn)

a. Giảm 

b. tăng 

c. Không đổi 

d. Bạn không thể nói chính xác khi không biết năm cơ sở

6. Kinh tế học là một môn (Giải thích lựa chọn của bạn)

a. Khoa học xã hội

b. Khoa học tự nhiên

c. Không có đáp án nào đúng 

7. Kinh tế học ra đời nhằm

a. Sử dụng nguồn lực khan hiếm

b. Sử dụng nguồn lực khan hiếm có hiệu quả

c. Sử dụng nguồn lực khan hiếm có hiệu quả nhất

d. Sử dụng nguồn lực khan hiếm có hiệu quả nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người

e. Không có đáp án nào đúng

8. Để nâng cao mức sống, chính phủ không nên làm những gì sau đây ?

a. Thúc đẩy thương mại tự do

b. Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư

c.Kiểm soát sự gia tăng dân số

d. Quốc hữu hóa các ngành quan trọng

9. Vàng là một ví dụ về

a. Vốn nhân lực

b. Tư bản hiện vật

c. Tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được

d. Tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo được

e. Công nghệ

10. Mức sống của chúng ta liên quan nhiều nhất đến

a. Mức độ làm việc chăm chỉ của chúng ta

b. Cung về tư bản, vì tất cả những gì có giá trị đều do máy móc sản xuất ra

c. Cung về tài nguyên thiên nhiên, vì chúng có giới hạn sản xuất

d. Năng suất của chúng ta, vì thu nhập của chúng ta chính bằng những gì chúng ta sản xuất ra

11. Thước đo hợp lý về mức sống của một dân cư là

a. GDP thực tế bình quân trên đầu người

b. GDP thực tế

c. GDP danh nghĩa bình quân trên đầu người

d. GDP danh nghĩa

e. Tỷ lệ tăng trưởng của GDP danh nghĩa bình quân đầu người

12. Khi một nước có GDP bình quân rất nhỏ

a. Nước này phải chịu số mệnh nghèo mãi mãi

b. Nước này ắt hẳn là một nước nhỏ

c. Nước này có tiềm năng tăng trưởng nhanh nhờ hiệu ứng bắt kịp 

d. Tăng tư bản dường như có ảnh hưởng nhỏ đến sản lượng e. Không có câu nào đúng

B. BÀI TẬP

Bài 1: (4 điểm) Giả sử người dân Việt Nam chi tiêu tất cả thu nhập của dân để mua súp lơ, cải, cà rốt. Trong năm 2001 họ mua 100 chiếc súp lơ với tổng số tiền là 200 000 đồng, 50 chiếc bắp cải với giá 75 000 đồng và 500 củ cà rốt trị giá 50 000 đồng. Năm 2002 họ mua họ mua 75 chiếc súp lơ trị giá 225 000 đồng, 80 chiếc bắp cải trị giá 120 000 đồng, 500 củ cà rốt trị giá 100 000 đồng. Nếu lấy năm 2001 làm năm cơ sở. Bạn hãy xác định

a. Xác định giỏ hàng hóa cố định trong bài toán này ?

b. Tính chi phí giỏ hàng hóa mỗi năm ?

c. Tính CPI mỗi năm ?

d. Tính tỷ lệ lạm phát ?

Bài 2: (3 điểm) Trong nền kinh tế giản đơn, chi tiêu cho đầu tư là 200, Hàm tiêu dùng là C = 100 + 0,75. Yd (Đơn vị : Tỷ USD)

a. Vẽ hàm tiêu dùng và tiết kiệm trên cùng đồ thị? 

b. Tính sản lượng cân bằng, vẽ đồ thị ? 

c. Nếu chi tiêu cho đầu tư giảm xuống 100 thì SLCB thay đổi như thế nào ? Biểu diễn sự thay đổi đó trên đồ thị ?

___________________

Đáp án của tui (not giáo viên nhé)

1. Mục đích của việc tính chỉ số giá tiêu dùng là gì?

=> Chỉ số giá tiêu dùng (tiếng Anh: Consumer Price Index, viết tắt: CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không.

4. π = [(CPI1995 - CPI1994)*100]/CPI1994

<=> 5% = (136,5 - CPI1994)*100)/CPI1994

=> CPI1994 = 130 (D)

5. D (?)

6. B Kinh tế học là một môn khoa học xã hội

7. A Kinh tế học ra đời nhằm sử dụng các nguồn lực khan hiếm

8. C Để nâng cao mức sống thì chính phủ không nên khuyến khích gia tăng dân số

10. D

11. A Thước đo hợp lý về mức sống của một dân cư là GDP thực tế bình quân đầu người

12. C Khi một nước có GDP bình quân đầu người rất nhỏ thì nước này có tiềm năng tăng trưởng nhanh nhờ "hiệu ứng bắt kịp"

Bài tập 1 giống bài chap trước, bài 2 thì làm như trong nền kinh tế giản đơn (S= -C + (1-MPC).Y; I=S, Ycb = (C0 + I0)/(1-MPC); AD=C+I,....)

GOOD LUCK !


Kinh tế vĩ môWhere stories live. Discover now