Câu 1: Nguyên tắc bố trí các lớp vật liệu trong kết cấu áo đường
a.
Nguyên tắc cấu tạo:
Dựa trên tính chất của tải trọng tác dụng lên kết cấu mặt đường:
-
Lực thẳng đứng: Ứng suất giảm dần từ trên xuống nên bố trí kết cấu mặt đường theo nhiều lớp có Eđh giảm dần từ trên xuống.
-
Lực nằm ngang: (lực hãm, kéo, đẩy ngang…) tắt nhanh theo chiều sâu nên bố trí tầng trên cùng có khả năng chống lại lực đẩy ngang.
b.
Áo đường mềm: gồm tầng mặt và tầng móng
-
Tầng mặt: chịu tác dụng trực tiếp của tải trọng bánh xe và các nhân tố thiên nhiên. Yêu cầu phải đủ bền trong thời gian thiết kế, đủ bằng phẳng, đủ độ nhám, chống thấm, các biến dạng. tầng mặt thường cấu tạo gồm 3 lớp: lớp chịu lực chủ yếu, lớp hao mòn, lớp bảo vệ.
+ (3) lớp chịu lực chủ yếu: cấu tạo từ vật liệu có cường độ cao, có khả năng chống trượt nhất định. Thông thường là hỗn hợp đá – nhựa (BTN, đá trộn nhựa), đá dăm gia cố XM, cấp phối đá dăm, đá dăm nước được chêm chèn và lu lèn chặt.
+ (2) lớp hao mòn: thường là một lớp mỏng 1 – 3cm thường được làm bằng vật liệu có tính dính: lớp láng nhựa, BTN chặt hạt mịn.
+ (1) lớp bảo vệ: một lớp mỏng 0,5 – 1cm để bảo vệ lớp dưới khi chưa hình thành cường độ (lớp cát trong mặt đường đá dăm nước…). Đối với mặt đường BTN có xử lí nhựa thì không có lớp này.
-
Tầng móng: để làm giảm ứng suất thẳng đứng truyền xuông nền đường. Thông thường có 2 lớp: lớp móng trên và lớp móng dưới. thường làm bằng các loại vật liệu: CPDD, CPDD gia cố, đất gia cố nhựa, cấp phối sỏi suối…
c.
Áo đường cứng
-
Tầng mặt: là tấm BTXM, có thể có thêm lớp hao mòn bằng BTN hạt mịn.
-
Tầng móng: thường là lớp móng cát gia cố XM, cấp phối đá gia cố XM.
Câu 2.các nguyên lý sử dụng vật liệu làm móng, mặt đường
a.Nguyên lý đá chèn đá (Nguyên lý macadam):
Cốt liệu là đá, sỏi cuội cứng, sần sùi, sắc cạnh, kích cỡ tương đối đồng đều đem rải thành từng lớp rồi lu lèn chặt cho các hòn đá chèn móc vào nhau.
Ưu điểm: công nghệ thi công đơn giản, cốt liệu yêu cầu ít kích cỡ, do đó dễ khống chế, kiểm tra chất lượng khi thi công.
Nhược điểm:
- Cường độ lớp vật liệu làm mặt đường hình thành do lực ma sát, chèn móc giữa các hạt cốt liệu, do vậy rất tốn công lu lèn. Khi công lu không đủ thì sự chèn móc giữa các hạt cốt liệu sẽ kém làm chất lượng mặt đường không được đảm bảo như đá dễ bị bong bật,...