Hasu_$eni!
Người ta thường nói, cuộc đời giống như một cuốn sách, nhưng chỉ có một cuốn sách thì không lấy gì đặc sắc cả. Bởi lẽ sinh ra là một con người, chúng ta luôn cần sự thấu hiểu, đồng cảm. Nhưng điều ấy chỉ xảy ra khi ta đã là người trải qua những cảm xúc như họ. Vậy ngồi chờ điều tương tự xảy đến với mình ư? Không, ta có thể lấy giả dụ, ta đặt bản thân mình vào đó để thấu hiểu sâu sắc, để rung lên những mỹ cảm với con mắt đầy nhân ái. Rằng nếu ta vị kỉ mãi thì làm sao có thể tồn tại? Thử hỏi một ngày chúng ta bác bỏ hết những định luật định lí, những bài học để đời, những kinh nghiệm của người trước thì chúng ta cũng thành người tối cổ?! Đúng, sách thì rất tốt, vấn đề là chúng ta tiếp nhận nó như thế nào?
Tôi coi việc đọc sách, việc biến văn bản khô khan thành một tác phẩm như quá trình chuyển hóa vật chất thành năng lượng của mỗi con người chúng ta. Để tiêu hóa một lượng thức ăn, cơ thể phải tiết ra enzim để chuyển hóa cơ chất. Nhưng bạn biết vì sao một số người bị dị ứng với đồ ăn không? Vì cơ thể ấy không thể tổng hợp enzim, tổng hợp ít hoặc bị bất hoạt nên cơ chất không thể biến đổi mà tích lũy, đầu độc cơ thể làm rối loạn tiêu hóa. Và tại sao tôi lại đem khía cạnh chẳng liên quan này ra so sánh ư? Enzim giống như cách thức mà chúng ta tiếp nhận văn bản, bước đầu biến văn bản thành tác phẩm. Nếu bạn chỉ thấy chữ và chữ khô khan, bạn ngại không muốn tiếp nhận thì bạn mãi mãi không thể thưởng thức món ngon tinh thần đó. Nếu bạn đọc suông, hoặc chỉ mang tính chất giải trí đơn thuần như tiếp thu mặt chữ, dù bạn có đọc núi sách như nhà bác học thì vẫn là kẻ vô dụng.
Đọc sách là nghiền ngẫm, là suy nghĩ vận dụng, là dấy lên trong mỗi chúng ta những mỹ cảm, những nhân văn, những kiến thức, kinh nghiệm cho cuộc sống. Như chúng ta đều có thể thưởng thức trọn vẹn một bữa ăn tinh thần, biết biến những trang sách thành năng lượng cống hiến cho cuộc sống, cho cuộc đời.
Chỉ có 15 giờ, nghĩ và viết
A10-k73_1/3/2019
TRÍCH ĐỀ 2 CÂU 1, BÀI DỰ THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC
- JoinedJanuary 12, 2019
Sign up to join the largest storytelling community
or