1. Phân tích vai trò của các nền kinh tế đang phát triển trong nền kinh tế thế giới.
Nền kinh tế đang phát triển là nền kinh tế của quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp. Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin, v.v..
Những nền kinh tế này có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thê giới
Các nước đang phát triển gồm gần 180 quốc gia, phần lớn là ở châu Á, Phi, Mĩ La Tinh, chiếm hơn 90% dân số , 2/3 nguồn tài nguyên nhưng chỉ chiếm gấn 30% GDP của thế giới.
Các nước đang phát triển chia làm 3 nhóm nước:
Các nước đang phát triển
Những quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn các quốc gia đang phát triển khác, nhưng chưa cho thấy các dấu hiệu hoàn toàn của một nước phát triển, được nhóm vào những nước mới công nghiệp hoá (Newly Industrialized Country - NIC): Hong Kong, Korea (South), Singapore, Taiwan…
Một số nước trải qua thời kì suy thoái kinh tế kéo dài. Những nước này được xếp vào loại những nước kém phát triển nhất (Least developed countries/LCDs), 49 quốc gia (thành viên mới nhất là Nam Sudan), 34 ở châu Phi, 14 ở châu Á và Thái Bình Dương và 1 ở châu Mỹ Latinh.
Với những lợi thế của mình, những nền kinh tế này ngày càng có vai trò trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới, trọng tâm kinh tế toàn cầu đang chuyển từ đông sang nam. Việc tái cơ cấu kinh tế thế giới không còn là một hiện tượng tạm thời.
Các nước đang phát triển có những lợi thế về:
Nguồn nhân lực : trẻ, dồi dào, năng động
Nguồn tài nguyên thiên nhiên : Tài nguyên thiên nhiên, đa dạng và phong phú bao gồm đất đai, rừng biển, nguồn nước, khoáng sản đủ loại, khí hậu (sức gió, ánh nắng, lượng mưa để có thể hình thành năng lượng tự nhiên) và tài nguyên du lịch.
Thị trường: rộng lớn, nhu cầu cao
ta có thể chia các ngành công nghiệp thành năm nhóm:
Nhóm A: Những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động giản đơn, như vải vóc, quần áo, giày dép, dụng cụ lữ hành, dụng cụ du lịch, v.v..
Nhóm B: Những ngành vừa có hàm lượng lao động cao vừa sử dụng nhiều nguyên liệu nông lâm thuỷ sản như thực phẩm gia công các loại, đồ uống, v.v..
Nhóm C: Những ngành có hàm lượng tư bản cao và dựa vào nguồn tài nguyên khoáng sản như thép, hoá dầu.
Nhóm D: Những ngành có hàm lượng lao động cao, chủ yếu là lao động lành nghề, lao động có kỹ năng cao với nhiều trình độ khác nhau, như đồ điện gia dụng, xe máy, máy bom nước và các loại máy móc khác, bộ phận điện tử, linh kiện điện tử, v.v..