Anh/chị hãy chỉ ra những tác động tiêu cực từ bên ngoài khi Việt Nam mở cửa kinh tế?
Thứ nhât, hội nhập kinh tế quốc tế đồng nghĩa với việc phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia khác. Điều này dẫn đến nguy cơ phá sản trong các ngành kinh tế. Nếu doanh nghiệp Vn làm ăn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp thì nguy cơ phá sản càng cao. Tù đó có thể gây xáo trộn về việc làm và dẫn đến bất ổn định về chính trị và xã hội.
Như sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp nước ta với doanh nghiệp các nước. sản phẩm, thương hiệu, chất lượng, chủng loại..., mà nếu điểm lại thì chỉ có một vài doanh nghiệp Việt Nam có khả năng cạnh tranh về mặt này. Các hàng rào kỹ thuật về chất lượng sản phẩm, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, trách nhiệm xã hội hết sức chặt chẽ. Nếu các doanh nghiệp không chú ý đến chất lượng đó thì khó có thể xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở cấp độ sản phẩm với sản phẩm, doanh nghiệp với doanh nghiệp. Cạnh tranh còn diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lý và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài.
Thứ hai, khi thuế quan là một bộ phận quan trọng của ngân sách nhà nước. Đối với VN, thuế là nguồn thu chủ yếu. Việc xóa bỏ hàng rào thuế quan có nghĩa là nhà nước sẽ mất đi một nguồn thu ngân sách lớn.
Trợ cấp đang là vấn đề rất phức tạp khi tham gia WTO. Một trong những trở ngại mà vòng đàm phán Doha không đạt được kết quả như mong muốn cũng chính là vấn đề trợ cấp nông nghiệp. Trong khi đó, Việt Nam lại là nước nông nghiệp tham gia WTO thì rõ ràng những phương tiện chúng ta có thể trợ cấp cho doanh nghiệp, đồng bào ở những vùng gặp khó khăn sẽ bị hạn chế nhiều. Về gián tiếp, do thu ngân sách giảm nên khoản tài chính dành cho hỗ trợ sẽ không còn. Một điều vô lý là khi chúng ta gia nhập với cam kết trợ cấp giảm đi rất nhiều, thậm chí không còn nữa trong khi các đối tác của chúng ta vẫn còn khoản trợ cấp này. Đây là thách thức rất lớn.[1]
Thứ ba, mở cửa nền kinh tế yêu cầu phải tiến hành 1 số cải cách và điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều này cần 1 nguồn tài lực và vật lực rất lớn. Tuy nhiên, sự cải cách này vẫn đang trên đà thực hiện, và chưa được triệt để.
Thứ 4, Giữa Vn và các nước khác, đặc biệt là đối với quốc gia phát triển vẫn có sự chênh lệch trình độ, làm giảm khả năng độc lập của quốc gia, gây ra khó khăn trong việc đảm bảo an ninh. Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Sự biến động trên thị trường các nước sẽ tác động mạnh đến thị trường trong nước, đòi hỏi chúng ta phải có chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn, có năng lực dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý phải tạo cơ sở để nền kinh tế có khả năng phản ứng tích cực, hạn chế được ảnh hưởng tiêu cực trước những biến động trên thị trường thế giới. Trong điều kiện tiềm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ,
Thứ 5, khi mở của nền kinh tế, các giá trị đạo đức và giá trị văn hóa truyền thống dễ bị xói mòn trước tác động bên ngoài. Điều này tạo điều kiện cho các vấn đề tiêu cực như tệ nạn xã hội, tội phạm xuyên quốc gia, bệnh dịch… gia tăng. Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, chống lại lối sống thực dụng,...