5. Phải mở rộng quyền tự chủ của các doanh nghiệp?

724 1 0
                                    

Tại sao phải mở rộng quyền tự chủ của các doanh nghiệp?

Điều 8 Luật Doanh nghiệp nãm 2005 thì doanh nghiệp có những quyền như sau: 

- Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. 

- Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. 

- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. 

- Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu. 

- Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh. 

- Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả nãng cạnh tranh. 

- Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. 

- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. 

- Từ chối mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định. 

- Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 

- Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật. 

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, sự điều hành của Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển lớn mạnh. Sự chuyển ḿnh của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tịu quan trọng trên mọi mặt: Kinh tế, vãn hóa, xã hội… Sự đổi mới tư duy của Đảng, mà trước hết là tư duy kinh tế của đất nước và điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp phát triển, đặc biệt khi Luật Doanh nghiệp ra đời đã góp phần nâng cao hiệu quả của kinh tế thị trường, tạo điều kiện pháp lư cho mọi cá nhân, tổ chức có khả nãng tham gia làm kinh tế, xây dựng đất nước. Cựng với sự phát triển của nền kinh tế là sự mở rộng quyền tự chủ của doanh nghiệp về nhiều mặt trong sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh

Thứ nhất, các bộ phận trong cấu trúc của thị trường Việt Nam đã cơ bản được hình thành với diện mạo ổn định và chuyển sang giai đoạn phát triển. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển, song cũng đặt ra nhiều vấn đề cả về nhận thức lẫn thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết. Trong đó, chúng ta phải công nhận và tôn trọng các nguyên tắc, nguyên lý cãn bản đã được thị trường khu vực và thế giới sử dụng. Pháp luật được xem là đại lượng bảo đảm sự cân bằng, lành mạnh, bình đẳng của thị trường. Do đó, những thái độ đối xử phân biệt làm ảnh hưởng đến sự bình đẳng của các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác nhau không được chấp nhận.

Thứ hai, có sự thay đổi trong quan niệm về quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Nếu như trước đây, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh được coi là con đẻ của công quyền, nên có một cơ quan chủ quản vừa là đại diện chủ sở hữu nhà nước, vừa có vai trò quản lý hành chính – kinh tế đối với sinh hoạt thị trường. Và vì thế, các doanh nghiệp nhà nước có được địa vị pháp lý đặc biệt trong quan hệ cạnh tranh với các doanh nghiệp thuộc những thành phần kinh tế khác. Cho nên, vai trò chủ đạo đôi khi là nguyên cớ để hình thành nên thói quen bảo hộ của nhà nước và tâm lý ỷ lại của doanh nghiệp. Trong điều kiện mới, đòi hỏi phải tách bạch chức nãng quản lý kinh tế với vai trò sở hữu của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm nguyên tắc về bình đẳng trên thị trường. Khi đó, có hai vấn đề luôn được quan tâm là: (i) Chấm dứt sự chia cắt pháp luật về doanh nghiệp, nhà nước với vai trò là nhà đầu tư của doanh nghiệp nhà nước sẽ phải lựa chọn các hình thức kinh doanh như các thành phần kinh tế khác tham gia thị trường; (ii) Nội dung của chế định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp là như nhau giữa các thành phần kinh tế để làm cơ sở cho thị trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng.

Kinh tế đối ngoạiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ