Nếu phải chọn ra ý nghĩa nhân văn nhất của thơ ca trong đời sống thì đó là việc thơ ca đã cống hiến cho cuộc đời những tiếng lòng đẹp đẽ. " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải là 1 tiếng lòng tha thiết yêu mùa xuân, yêu cuộc đời và niềm khát khao được gắn kết với mạch nguồn cuộc sống, với trái tim lớn dân tộc, cống hiến sức lực nhỏ bé của mình trong công cuộc dựng xây đất nước. Ý nguyện cao đẹp ấy được trình bày trong khổ 4 và 5 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". Những ước nguyện là rung động bao trái tim người đọc.
Thanh Hải là 1 trong những người con xứ Huế nên giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng. Thanh Hải là nhà thơ đi qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ông dành cả cuộc đời cho cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là bài thơ tiêu biểu nhất của ông, là tiếng lòng của nhà thơ trong những ngày cuối đời trên giường bệnh, khát khao được hòa mình vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới của cả nước sau thống nhất. Bài thơ ra đời 1980 thời điểm mà tác giả đang nằm trên giường bệnh và sau đó ông đã qua đời. Bài thơ là tiếng lòng đầy cảm động của tác giả về ước nguyện dâng hiến.
Đến với bài thơ là đến với vẻ đẹp tinh tế của mùa xuân cũng như những nét đẹp của một dân tộc đang bước vào mùa xuân. Đó là 1 bức tranh thiên nhiên được bộc lộ toàn bộ, 1 mùa xuân thiên nhiên rộn rã, tươi vui, và tràn đầy sức sống.
Trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước, sự đi lên của cuộc sống, tác giả khát khao được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước. Chưa bao giờ đất nước đẹp tươi hơn thế. Chặng đường lịch sử đã qua với bao gian lao, vất vả Đất nước ấy luôn lớn mạnh, đi lên từng ngày. Hành trình đi tới tương lai của đất nước vẫn không ngừng, cứ đi lên là sự thể hiện chí khí, quyết tâm của dân tộc Việt Nam.
Hân hoan, tự hào và trách nhiệm, nhà thơ muốn hóa thành một phần vẻ đẹp ấy:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa .
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Điều tâm niệm của nhà thơ là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. Đầu tiên tác giả sử dụng điệp từ « ta làm ». Cái giai điệu du dương, êm ái cùng điệp ngữ "ta làm.. ta nhập" cứ xôn xao, réo rắt mãi trong lòng người đọc, khiến ta như bay bổng theo khát khao của tác giả. Các động từ "làm", "nhập" thể hiện sự hóa thân diệu kỳ. Cái "ta" bây giờ đã chẳng còn là của riêng tác giả mà nó đã hòa nhập, đồng điệu với cái "ta" của tất cả mọi người. Bây giờ ta mới hiểu tại sao ở khổ một tác giả lại nhắc đến tín hiệu của mùa xuân. Hình ảnh của "con chim hót", của "một cành hoa" hay là "một nốt trầm xao xuyến" đều chính là biểu tượng cho một lẽ sống, một tâm niệm của Thanh Hải đối với Tổ quốc. Tác giả có những ước muốn giản dị để trở thành những vật nhỏ bé nhưng ông ý thức rất rõ chính những vật nhỏ bé ấy đã góp phần quan trọng ko thể thiếu để tạo thành mùa xuân, sắc xuân. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" đã mở cửa cho chúng ta cảm nhận một trái tim khiêm tốn bình dị, chân thành của nhà thơ. Thanh Hải chỉ nhỏ bé xin làm tiếng chim góp tiếng ca tươi vui vào giai điệu rộn rã của mùa xuân, một cành hoa nhỏ bé giữa rừng hoa muôn ngàn sắc thắm. Ông đã khéo léo mượn vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên, của cuộc đời để thể hiện niềm mong mỏi đầy thiết tha. Sư thay đổi từ « tôi » sang « ta », đây chính là nguyện ước khiêm nhường ấy không chỉ của riêng tác giả mà đã trở thành nguyện ước chung của tất cả mọi người.
Tất cả khát vọng lắng lại trong tâm hồn nhà thơ như một niềm xúc cảm nghẹn ngào:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời.
Tác giả đã sử dụng nét ẩn dụ độc đáo ở " Mùa xuân nho nhỏ" đây là nét sang tạo của tác giả, nhà thơ ước nguyện là 1 mùa xuân nghĩa là phải sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình và phải để lại dấu ấn trong lòng người. Đây cũng là quan điểm của tác giả về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. " Lặng lẽ "thôi mà đẹp biết bao! Nhà thơ Thanh Hải dù là khi ở trên giường bệnh trong điều kiện khắc nghiệt vẫn khẳng định khát vọng cống hiến trọn cả cuộc đời:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Điệp ngữ "dù là" thể hiện một chân lý, một giá trị sống, cống hiến trọn đời mình. Câu thơ mang âm hưởng mạnh mẽ, như là lời nguyện cầu thành tâm của nhà thơ trước khi rời trần thế. Ngay khi ở tuổi xanh đầy sức sống hay khi về già, ngọn lửa nhiệt thành trong trái tim ông vẫn chưa bao giờ lịm tắt, đay chính là sự cống hiến miệt mài. Khổ thơ là lời cho riêng mình nhưng lại mở rộng tới tất cả mọi người, lay động tất cả những ai sống đẹp. Lời tự tình của tác giả làm chúng ta liên tưởng đến người thanh niên trẻ trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, cũng là 1 người cống hiến âm thầm cho đất nước, 1 người sống đẹp và nhiều người khác nữa.
« Mùa xuân nho nhỏ » được tác giả sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật hết sức độc đáo và tinh tế. Với nhịp điệu trong sáng, gần gũi. Thể thơ ngũ ngôn tạo âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng cảm xúc của tác giả : Khi trầm lặng , thiết tha , khi sôi nổi, trào dâng.
« Mùa xuân nho nhỏ » là 1 bài thơ hay bởi đó không chỉ là tiếng lòng của Thanh Hải mà còn là tiếng lòng của những con người có ý thức sống đẹp, sống cống hiến.. Khổ 4 và 5 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" là kết tinh rực rỡ của sức sống mãnh liệt và tình yêu thiết tha của người nghệ sĩ một lòng sống vì nhân dân, vì đất nước.
BẠN ĐANG ĐỌC
phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm Lê Minh Khuê
Historia Cortadành cho những bạn đang ôn thi chuyển cấp