Rối loạn nhân cách tránh né là một trong những dạng rối loạn nhân cách
Các chuyên gia đã sớm xác định được chứng rối loạn nhân cách này thuộc nhóm "rối loạn nhân cách lo lắng". Theo đó, bệnh có đặc trưng là sự hồi hộp, sợ hãi.
Người mắc chứng rối loạn nhân cách tránh né thường có lòng tự trọng thấp và phản ứng thái quá với các lời đánh giá. Do đó, họ luôn cảm thấy không thoải mái trong các tình huống xã hội, dẫn đến việc tránh né tham gia các hoạt động nhóm và sợ đám đông.
Thường xuất hiện lúc bắt đầu trưởng thành trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và có ít nhất 4 trong các biểu hiện dưới đây:
-Tránh né các hoạt động xã hội nghề nghiệp phải quan hệ nhiều do sợ bị phê bình, phản đối và chối bỏ.
-Ngần ngại không bộc lộ tình cảm với người khác dù có nhu cầu được yêu thương.
-Dè dặt ngay cả trong quan hệ thân tình vì sợ và làm chuyện kỳ cục
-Trong các bối cảnh xã giao rất sợ bị phê bình và chối bỏ.
-Trong những quan hệ mới mẻ thường ức chế vì cảm giác mình không được đánh giá cao
-Tự xem mình không có năng lực giao tiếp xã hội, kém thu hút và thấp kém so với người khác
-Rất dè dặt để tránh mọi vấn đề trong quan hệ cá nhân hoặc tránh né dấn thân trong các hoạt động mới vì sợ rơi vào tình trạng lúng túng.Theo các chuyên gia, căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh mà còn có thể xảy ra đồng thời với một số chứng rối loạn nhân cách khác. Chúng bao gồm:
– Rối loạn nhân cách phụ thuộc (người bệnh phụ thuộc quá mức vào người khác khiến cả hai cảm thấy khó chịu, mất dần các chức năng sống).
– Rối loạn nhân cách ám ảnh xã hội (người bệnh thường xuyên lo lắng và tự ý thức quá mức trong các tình huống xã hội phổ biến).
– Rối loạn nhân cách ranh giới (người bệnh gặp khó khăn trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm các mối quan hệ xã hội, hành vi, tâm trạng và hình ảnh bản thân).