6. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách hoang tưởng & Tính cách đa nghi
Chúng ta đều có tính đa nghi ở một thời điểm nào đó và điều này khá bình thường. Tuy nhiên, đối với một số người thì tính đa nghi lại vượt quá sức tưởng tượng. Họ có thể lén lút xem tài khoản cá nhân của người khác mà không có sự cho phép. Đôi khi họ nghe lén các cuộc trò chuyện và thậm chí là thuê thám tử tư để điều tra.
Một người đa nghi sẽ làm những điều khiến họ thất vọng, đau khổ. Điều này dễ dẫn đến chứng bệnh tâm lý rối loạn nhân cách hoang tưởng (paranoid personality disorder – PPD). Một số biểu hiện phổ biến của căn bệnh này là:
-Thường xuyên nghi ngờ tình cảm của người yêu
-Tìm kiếm những ý nghĩa đằng sau hành động của một người
-Luôn cảm thấy mọi người xung quanh có lỗi với mình
-Không hề có chút hài hước nào trong cuộc sống hằng ngày.7. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách phụ thuộc & Tính cách dễ thỏa hiệp
Việc phụ thuộc vào bạn bè hay gia đình là biểu hiện khá bình thường đối với mọi người. Tuy nhiên, nó được xem là bệnh tâm lý rối loạn nhân cách phụ thuộc*(dependent personality disorder – DPD) nếu bạn dựa dẫm vào người khác quá mức. Bạn sẽ thấy khó khăn hoặc thậm chí không thể đưa ra quyết định mà không được sự chấp nhận của một ai đó.
Căn bệnh tâm lý này cũng có một vài dấu hiệu như:
-Chấp nhận thỏa hiệp với mọi người xung quanh dù biết rằng họ đã sai
-Cảm thấy khó chịu khi ở một mình và làm bất cứ điều gì để tránh ở một mình
-Làm những hành động khó chịu cho bản thân để làm vừa lòng người khác
-Luôn nghĩ rằng những người xung quanh đang phản bội bạn.8. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách kịch tính & Tính cách nhạy cảm
Sự nhạy cảm quá mức có thể là một triệu chứng của bệnh tâm lý rối loạn nhân cách kịch tính (histrionic personality disorder), hay còn gọi là chứng cuồng loạn. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều muốn thu hút sự chú ý với mọi người. Tuy nhiên, có đôi khi điều này thể hiện bằng sự tức giận hoặc phản ứng thái quá. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến của chứng rối loạn cảm xúc như:
-Mong muốn được giúp đỡ, chấp nhận hoặc khen ngợi từ ai đó thái quá
-Không có khả năng tập trung làm việc trong thời gian dài
-Thay đổi cảm xúc thất thường và nhanh chóng
-Ghét sự trì hoãn khi bạn mong muốn làm điều gì đó ngay lập tức.9. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế & Tính cách cầu toàn
Những người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo một cách liều lĩnh và cố chấp có thể mắc phải bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive personality disorder). Căn bệnh tâm lý này xuất phát từ môi trường mà bạn đang sống, luôn coi trọng chất lượng như chú ý đến tiểu tiết, tự kỷ luật bản thân. Tất cả chúng ta đều theo đuổi và cố gắng đáp ứng những kỳ vọng này.
Tuy nhiên, nó lại có thể dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng. Đó là chúng ta sẽ dễ vô cảm với mọi thứ, theo chủ nghĩa giáo điều và tâm lý trở nên trì trệ, không linh hoạt. Bản chất của những người cầu toàn là hành động vội vàng và hấp tấp, nếu không sẽ thấy lo lắng.
Một người cầu toàn quá mức thường có những dấu hiệu phổ biến như:
-Không muốn dành thời gian riêng cho bản thân vì sợ làm việc không hiệu quả
-Từ chối làm những điều không cần thiết và vô ích
-Cảm thấy sợ hãi khi mắc lỗi dù nhỏ nhặt
-Mong muốn làm hết việc của người khác vì nghĩ rằng họ sẽ không làm tốt được10. Bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ái kỷ(yêu bản thân) & Tính cách tự tin
Tự đánh giá cao bản thân là tốt hơn nhiều so với việc tự trách cứ bản thân. Tuy nhiên, bạn có thể mắc bệnh tâm lý rối loạn nhân cách ái kỷ (narcissistic personality disorder). Đó là khi bạn cảm thấy bản thân tài giỏi, quyến rũ hay thậm chí là tốt nhất so với mọi người.
Bạn dễ mắc chứng trầm cảm và có cảm giác tự ti nếu không được công nhận xứng đáng. Dưới đây là một vài dấu hiệu của chứng rối loạn nhân cách này:
-Giận dữ thái quá khi nhận lời chỉ trích hoặc phê bình
-Lợi dụng mọi người để đạt được mục tiêu của bản thân
-Mong đợi nhận được sự đối xử đặc biệt từ người khác
-Liên tục mơ ước bản thân trở thành người giàu cóMấy cái (*) thì làm riêng 1 chương luôn